Đổi thay trên đất Bản Công
- Cập nhật: Thứ hai, 30/4/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Bản Công là một trong những xã vùng cao của huyện Trạm Tấu. Nhiều năm qua cùng với sự đầu tư của nhà nước, Đảng bộ, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân phát huy nội lực, đưa địa phương từng bước đổi thay bộ mặt kinh tế - xã hội.
Rừng già tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu. (Ảnh minh hoạ). Ảnh: Thành Trung.
|
Bản Công là một trong những xã vùng cao của huyện Trạm Tấu. Nhiều năm qua cùng với sự đầu tư của nhà nước, Đảng bộ, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân phát huy nội lực, đưa địa phương từng bước đổi thay bộ mặt kinh tế - xã hội.
Do địa hình đồi núi dốc, các thôn bản phân bố không tập trung, thời tiết khí hậu khô hanh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là mùa mưa bão. Mặt khác, xã có 100% đồng bào Mông trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu gây cản trở không nhỏ trong việc xây dựng cuộc sống mới của đồng bào… Tuy vậy, Bản Công vẫn là xã có điều kiện thuận lợi do nằm gần thị trấn huyện lỵ, đường giao thông giữa các thôn đã được nâng cấp tu sửa thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội.
Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm và thuỷ lợi phục vụ cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và tinh thần của đồng bào. Đến nay, đường ô tô từ trung tâm xã lên bản Tà Xùa; từ thị trấn Trạm Tấu lên thôn Kháo Chu dài 2 km trị giá 600 triệu đồng đã được triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng. Ban phát triển xã đã bám sát kế hoạch đầu năm để triển khai các công trình do xã làm chủ đầu tư. Hiện nay 6 tiểu dự án trị giá 170 triệu đồng đã hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng có hiệu quả như: mua tấm lợp nhà cho 10 hộ dân thôn Sán Trá trị giá 21 triệu đồng; làm một cầu gỗ qua khe suối thôn Kháo Chu trị giá 15 triệu đồng; làm một con mương qua suối Bản Công trị giá 35 triệu đồng; sửa chữa nhà lớp học, làm mới sân trường ở các thôn Tà Xùa, Tà
Chử trị giá 94 triệu đồng. Hiện nay các tiểu dự án chu kỳ 4 ở xã đang được thẩm định phê duyệt tiếp tục thực hiện.
Nhờ có các công trình đầu tư trọng điểm vào xã, tạo điều kiện cho bà con yên tâm phấn khởi phát triển sản xuất. Hàng năm, xã triển khai chỉ đạo toàn dân phát huy nội lực, tích cực gieo cấy 35 ha vụ chiêm, sản lượng đạt 151 tấn; vụ mùa 70 ha, sản lượng đạt 229 tấn; cây ngô 58 ha, sản lượng đạt 110 tấn. Ngoài ra, nhân dân tích cực thâm canh thêm sắn, đậu tương, cây lanh. Nhìn chung, diện tích, sản lượng, năng suất lúa ruộng, cây hoa màu của xã đều tăng qua các năm, diện tích lúa nương đã giảm dần, năm 2006 trồng 114 ha, giảm gần 20 ha. Đồng bào đang đẩy mạnh trồng, chăm sóc diện tích chè Shan trồng trong năm 2006 là 81 ha, tỷ lệ sống đạt 83%, đưa tổng diện tích toàn xã lên 152,9 ha, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 66,7 ha, năng suất thu hoạch bình quân đạt 14,6 tạ/ha, sản lượng đạt trên 97 tấn. Nhân dân có ý thức trồng và bảo vệ rừng phòng hộ trên 937 ha, rừng trồng các năm 367 ha, rừng khoanh nuôi tái sinh 1.837 ha và từ đầu năm 2006 đến nay không có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn. Để giúp nhân dân có đời sống kinh tế từng bước phát triển, xã vận động tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Do đó, tổng đàn gia súc trên địa bàn xã đã phát triển được 2.133 con, trong đó, trâu 415 con, bò 384 con, ngựa 233 con, dê 373 con, lợn 728 con. Năm qua tăng nhanh nhất là đàn dê, đạt 120% kế hoạch năm; gia cầm trên 4200 con, đạt 100% kế hoạch năm. Xã đã tổ chức các cuộc họp bình xét trong năm các hộ thuộc diện đói nghèo để huyện trợ cấp, qua hai đợt tổng số 191 lượt hộ nhận cứu trợ lương thực với trên 18 ngàn kg gạo. Tỷ lệ hộ đói nghèo trong xã đã giảm dần, năm 2006 có 23 hộ với 189 nhân khẩu đã ra khỏi diện nghèo. Thực hiện việc triển khai Chương trình 134 của huyện, các đoàn thể, cán bộ xã xuống tận các thôn bản tổ chức họp dân bình bầu và lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, téc nước đảm bảo dân chủ, đúng đối tượng. Đến nay, có 45 hộ nghèo được hỗ trợ, 80 téc nước. Trong năm đã xóa được 9 nhà dột nát, còn lại được triển khai và hoàn thành trong đầu năm 2007 này, cùng với nghiệm thu thanh toán số diện tích ruộng nước khai hoang theo chương trình 134 của nhân dân.
Những cố gắng và kết quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã đạt được thời gian qua, tạo đà cho xã tiếp tục làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo theo kế hoạch năm, góp phần xây dựng đời sống kinh tế, văn hoá của xã ngày một vững mạnh.
Huy Văn
Các tin khác
YBĐT - Với đặc trưng là một xã miền núi nên các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hưng Thịnh rất thuận lợi cho phát triển là chăn nuôi đại gia súc. Những năm giữa thập niên 90 toàn xã có 180 con trâu, 650 con bò đảm bảo sức kéo cho sản xuất và mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 80 tấn thịt bò hơi, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.
YBĐT - Vụ đông xuân 2006 - 2007, huyện Yên Bình đã xây dựng 4 mô hình gieo cấy thử nghiệm 12 giống lúa lai của Trung Quốc trên diện tích 36 sào nhằm chọn ra những giống lúa có năng suất, chất lượng hơn để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của huyện.
YBĐT - Để đảm bảo đủ giống cho trồng mới, trồng cải tạo chè trong năm 2007, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các huyện thị, doanh nghiệp, các chủ vườn ươm gieo ươm được trên 17,4 triệu bầu chè giống các loại.
YBĐT - Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (26/4/1957 - 26/4/2007), YBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Hữu Tứ - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Yên Bái (NHĐT&PT BIDV-YB) về quá trình hình thành, phát triển và những mục tiêu, giải pháp trong giai đoạn mới.