Đường sáng Y Can

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Y Can là xã vùng 2 của huyện Trấn Yên nhưng có tới 4 thôn bản đặc biệt khó khăn. Bà con nông dân ở đây đang vào vụ trồng rừng và tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân. Bận rộn như vậy nhưng khi Đảng bộ triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì trên một trăm đảng viên ở 12 chi bộ thôn bản đều có mặt đông đủ. Nhiều đảng viên ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, được miễn sinh hoạt cũng nhờ con cháu đưa đến.

Nông dân xã Y Can tiêu thụ gỗ rừng trồng.
Nông dân xã Y Can tiêu thụ gỗ rừng trồng.

Trong câu chuyện về quê hương, ông Đặng Văn Thu - Bí thư Đảng bộ cho biết: “Y Can là một xã nghèo, nhất là 4 thôn người Dao. Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước mà điện lưới quốc gia đã về đến tận các thôn bản, đường giao thông liên xã và liên thôn đã được bê tông hoá và rải nhựa. Năm 2006 tăng trưởng kinh tế đạt 9,2% và thu nhập bình quân đầu người đạt 4,5 triệu đồng. Bước vào năm 2007, Đảng bộ đặt ra mục tiêu thu nhập 5 triệu đồng/ người và tăng trưởng kinh tế 10%”.

 

Để đạt được điều đó, Y Can phải phấn đấu gieo cấy hai vụ 237 ha lúa ruộng, trong đó có 92 ha lúa chất lượng cao. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc để đạt năng suất 10 tấn / ha. Đây không phải là điều đơn giản vì nhiều năm nay nước suối Gùa cạn do nguồn sinh thuỷ từ rừng nguyên sinh bị thu hẹp và công trình thuỷ lợi Đát làng Mo hỏng chưa sửa chữa kịp nên thiếu nước tưới. Dù vậy, vụ xuân này toàn xã vẫn gieo cấy 111 ha, có 45 ha lúa chất lượng cao và cây lúa phát triển tốt. Cùng với đó là việc phải thực hiện trồng 3 vụ hàng trăm ha ngô; trên trăm ha sắn, khoai, rau đậu các loại và cỏ voi để phát triển chăn nuôi. Bây giờ toàn xã có tổng đàn trâu 665 con, đàn bò 178 con, 1.900 con lợn và gần 2 vạn con gia cầm, thuỷ cầm. Kinh tế hàng hoá đang dần hình thành ở vùng quê gần thị trấn Cổ Phúc và ven sông Hồng.

 

Thế mạnh của xã là quỹ đất lâm nghiệp 3.845 ha. Dù phần nửa diện tích này đang thuộc Lâm trường Việt Hưng quản lý nhưng xã đã làm tốt việc giao đất, giao rừng và vận động đồng bào các dân tộc khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng kinh tế và loại cây đặc sản quế, tre măng Bát Độ. Từ rừng mà nhiều hộ đã giàu lên, nhất là các thôn người Dao: Minh An, An Phú, An Thành, An Hoà, Khe Chè... Người dân nơi đây còn kể cho nhau nghe chuyện vợ chồng anh Dương Đức Văn ở thôn An Hoà giàu lên với diện tích 10 ha quế. Nguồn thu từ tiền bán quế đã giúp gia đình xây được căn nhà trị giá 300 triệu đồng và mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Hiện anh vẫn còn 6 - 7 ha chưa thu hoạch, trong đó có 2 ha quế 15 - 20 năm tuổi. Các triệu phú: Triệu Phú An, Triệu Phú Thăng, Triệu Đình Khoa, Dương Quý Định ở thôn Minh An; Dương Trung Nguyên ở thôn An Thành cũng là chủ sở hữu của những rừng quế 10 đến 20 ha. Tuy tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhưng xã đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình, dự án: Giảm nghèo, Chương trình 134, Chương trình hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo... để từng bước giúp dân phát triển kinh tế. Khi đời sống khá lên thì việc vận động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, kế hoạch hoá gia đình, phổ cập giáo dục... đều thuận lợi. Năm 2006 xã được công nhận 7 làng văn hoá, huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường ở các bậc học mầm non, tiểu học và THCS. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đạt hiệu quả cao và 4 tháng đầu năm 2007 không có trường hợp sinh con thứ ba… 

 

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng chỉ lối đưa đường cho nhân dân, đặc biệt là đân tộc Dao, bà Triệu Thị Nảy, 86 tuổi, ở thôn Minh An nói: “Thuở trước, không đủ ăn, áo không đủ mặc, sống đổ gốc ăn ngọn, con cháu không được học hành. Bây giờ cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bản làng người Dao đã đổi mới, định canh định cư, có ruộng cấy lúa, có đường giao thông vào tận bản, có điện thắp sáng, trường học, trạm y tế xây dựng khang trang, các cháu được cắp sách đến trường”. Không chỉ mình bà Nảy mà người Dao, người Tày, người Kinh ở đây đều một lòng như vậy. Họ tin tưởng vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn - con đường sáng để Y Can vững bước xây dựng cuộc sống đi lên.

 


Thế Quynh

Các tin khác

YBĐT - Kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là HTX trong những năm qua đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Hoạt động của các HTX đã không còn bó hẹp trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp mà đã phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề, kinh doanh nhiều lĩnh vực như quỹ tín dụng, khai thác, kinh doanh vận tải, chế biến, dịch vụ quản lý điện, thương mại...

Ảnh minh hoạ.

YBĐT - Vừa qua, huyện Văn Chấn đã tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ giống lúa Séng Cù tại xã Sơn A.

YBĐT - Để giữ vững và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, vừa qua, Trung tâm Thủy sản Yên Bái tiến hành thả cá đợt I năm 2007 xuống hồ Thác Bà trước sự chứng kiến và giám sát của đại diện Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Phòng Kinh tế huyện Yên Bình, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Rừng quế của đồng bào Dao xã Minh An (Văn Chấn).(Ảnh: Minh Thúy)

YBĐT - Là xã vùng cao, vùng sâu nằm ở phía Đông Nam huyện Văn Chấn, địa hình của xã Minh An chủ yếu là đồi núi. Đặc biệt, nền kinh tế tự túc tự cấp những năm qua đã làm cho cuộc sống vốn khó khăn của hơn 65% hộ đồng bào dân tộc Dao nơi đây lại càng thêm khó khăn hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục