Xuất khẩu khởi sắc nhưng còn tiềm ẩn khó khăn

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 7:42:41 AM

YênBái - Hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong quý I/2024 đã có những khởi sắc và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm thách thức vẫn tiềm ẩn, đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành hàng cần bám sát diễn biến thị trường, tổ chức tốt và đáp ứng năng lực sản xuất, kinh doanh.

Công nhân trong dây chuyền sản xuất đá trắng tại Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam.
Công nhân trong dây chuyền sản xuất đá trắng tại Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam.

Yên Bái hiện có khoảng 90 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ và hơn 30 thị trường khác. Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh tình hình xuất nhập khẩu chưa vơi hết khó khăn do tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm sản phẩm thông thường và xa xỉ, khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm. 

Trong bối cảnh đó, ngành công thương tỉnh bám sát tình hình sản xuất của ngành, lĩnh vực để kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất; tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thương mại điện tử nhằm ổn định và phát triển thị trường nước ngoài truyền thống, hướng tới các thị trường tiềm năng như Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm tới nay có nhiều dấu hiệu khởi sắc. 

Những tín hiệu tích cực trong xuất khẩu trong quý I/2024 cho thấy, các doanh nghiệp đã nỗ lực trong phát triển thị trường, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và sự phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên,  nhận định từ nay đến cuối năm hoạt động xuất nhập khẩu chưa vơi hết khó khăn. Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong xuất khẩu gỗ dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. 

Cùng đó, ảnh hưởng của việc bất ổn ở Biển Đỏ đã dẫn tới một "cơn bão” trong thương mại toàn cầu, phụ phí gia tăng, trong đó, ngành bị tác động hơn cả là nhóm hàng chế biến lâm sản, đặc biệt xuất khẩu sang các thị trường Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ, dẫn đến chi phí vận tải biển tăng cao, thời gian giao/nhận hàng kéo dài, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. 

Tính riêng tháng 3/2024, nhóm hàng nông - lâm sản, nông - lâm sản chế biến giảm 21% so với cùng kỳ, tương đương 3,37 triệu USD. Trong đó, 2 doanh nghiệp xuất khẩu tủ bếp gỗ lớn nhất đều có doanh thu giảm là Công ty TNHH Tủ bếp Cao Tiệp Việt Nam và Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong.

Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 420 triệu USD, tăng 18,3% so với năm 2023. Để hoàn thành mục tiêu này, trong tháng 4/2024, các doanh nghiệp phấn đấu giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 39,63 triệu USD trở lên; 6 tháng đầu năm phấn đấu đạt 205 triệu USD trở lên. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành hàng phải nỗ lực hơn để nắm bắt cơ hội từ thị trường, tổ chức tốt và đáp ứng năng lực sản xuất, kinh doanh. 

Thời gian tới, ngành công thương tỉnh tiếp tục phối hợp tốt với các ngành, địa phương nắm bắt kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, từng ngành hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới; tiếp tục cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. 

Được biết, trong lĩnh vực xuất khẩu chế biến nông - lâm sản đã có thêm Công ty TNHH Công nghiệp Sunwell Việt Nam - doanh nghiệp mới đi vào xuất khẩu cùng mặt hàng tủ bếp gỗ sang thị trường Mỹ. Hy vọng, trong quý 2/2024 doanh nghiệp này đi vào sản xuất ổn định hơn và tăng dần, góp phần tăng doanh thu xuất khẩu toàn tỉnh. 

Quý I/2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 90,37 triệu USD tăng 32% so cùng kỳ (tương đương 21,8 triệu USD). Nhìn chung, các nhóm hàng đều tăng; trong đó, nhóm hàng nông lâm sản chế biến vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (38%), tăng 8% so cùng kỳ; nhóm hàng công nghiệp và chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng 35%, tăng 119% so cùng kỳ (tương đương 18,18 triệu USD); nhóm sản phẩm hạt nhựa, chất dẻo tăng 29% so với cùng kỳ;  chỉ có nhóm hàng may mặc giảm 6%, tương đương giá trị 0,98 triệu USD.

Văn Thông

Tags Xuất khẩu Yên Bái hàng hóa chuỗi giá trị

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục