Kinh tế tập thể có phát triển nhưng chưa vững chắc

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tỉnh uỷ vừa tổ chức hội nghị đánh giá các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001- 2010.

Công nhân nhà máy chế biến CaCO3 thuộc HTX khai thác vận chuyển đá Mông Sơn đẩy nhanh tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Công nhân nhà máy chế biến CaCO3 thuộc HTX khai thác vận chuyển đá Mông Sơn đẩy nhanh tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Theo đánh giá trong những năm gần đây, kinh tế tập thể điển hình là mô hình HTX được xem là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân. Nhiều địa phương củng cố và thành lập mới các HTX, số lượng HTX tăng nhanh, năm 2001 có 133 HTX đến đầu năm 2007 có 256 HTX, trong đó hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có 101 HTX; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có 64 HTX; 9 HTX xây dựng; thương mại- dich vụ 1 HTX; 6 HTX giao thông vận tải; 60 HTX dịch vụ điện nông thôn và 15 quĩ tín dụng nhân dân. Hầu hết các HTX này đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sát với nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Hoạt động của HTX chất lượng tốt do vậy đã thu hút được nhiều xã viên vào hợp tác.

 

Nếu như năm 2001 toàn tỉnh có 30.334 xã viên với vốn hoạt động 72,541 tỷ đồng thì đến tháng 12/2006 đã có 40.822 xã viên với vốn hoạt động 160 tỷ đồng. Vốn quỹ của các HTX tăng nhanh, trong đó tổng nguồn vốn của HTX dịch vụ nông nghiệp là 28 tỷ đồng, HTX công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 34 tỷ đồng; Quĩ tín dụng 75 tỷ đồng. Các HTX dịch vụ nông nghiệp hàng năm đã cung ứng hàng ngàn tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa, vật tư nông nghiệp cho xã viên, nhiều HTX thực sự là chỗ dựa tin cậy của bà con nông dân, gần 20 HTX chế biến chè hàng năm đã thu mua cho nông dân gần 10 ngàn tấn chè búp tươi, 22 HTX chế biến gỗ rừng trồng hàng năm tiêu thụ trên 5.000 m3 gỗ nguyên liệu, các HTX khai thác khoáng sản hàng năm sản xuất và tiêu thụ hàng chục vạn tấn sản phẩm bột đá…tổng doanh thu của các HTX năm 2006 đạt 170 tỷ đồng. Các HTX hoạt động hiệu quả không những làm giàu cho địa phương mà còn thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho trên 5000 lao động với mức thu nhập bình quân 600- 700 nghìn đồng/người/tháng.

 

Qua 5 năm triển khai phát triển kinh tế tập thể, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn bước đầu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm, công nghệ chế biến nông, lâm sản tăng bình quân 36% hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá nông lâm nghiệp tập trung.

 

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình thực hiện phát triển kinh tế tập thể ở Yên Bái còn không ít tồn tại yếu kém. Trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện một số cấp uỷ huyện, xã chưa thường xuyên chú trọng; định kỳ hàng năm không kiểm điểm đánh giá nên thiếu biện pháp chỉ đạo và cơ chế chính sách phát triển cho phù hợp, việc xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình tiên tiến; nhân dân các xã vùng cao không biết tổ hợp tác và HTX là gì. Nhiều nông dân không thiết tha với kinh tế HTX do bị ấn tượng của thời kỳ HTX kiểu cũ. Tuy có hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung nông, lâm nghiệp nhưng chưa được đầu tư phát triển về chất lượng nên giá trị sản phẩm làm ra còn thấp. Chất lượng các HTX tuy có được nâng lên nhưng chưa vững chắc, tỷ lệ trung bình yếu kém chiếm 50%, vốn sản xuất kinh doanh nhỏ, chất lượng lao động thấp, phần lớn các HTX có qui mô nhỏ, thiếu vốn hoạt động, kỹ thuật đơn giản, chưa có sản phẩm độc đáo, rất ít HTX có thương hiệu, sản phẩm có giá trị xuất khẩu cạnh tranh được thị trường, tâm lý còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều HTX không có tổ chức Đảng, đoàn thể, nếu có thì hoạt động không thực chất, không phát huy được vai trò của mình…

 

Để khắc phục những mặt tồn tại trên, trong thời gian tới cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đầy đủ và phát huy vai trò kinh tế HTX trong giai đoạn mới, khai thác lợi thế về nguyên liệu, lao động, giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng như: công nợ, tài sản, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới cho phù hợp; đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa HTX với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm huy động tối đa nguồn lực để phát triển. Cấp uỷ từ tỉnh đến huyện rà soát điều chỉnh bổ sung các chỉ tiêu hợp lý. Với các HTX có qui mô khá cần quan tâm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu; đổi mới công nghệ chế biến để sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh trên thị trường, phát huy nội lực và tranh thủ vốn đầu tư bên ngoài, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển; cần có chính sách bảo hộ sản xuất cho nông dân và cho hoạt động của các HTX, thành lập chi nhánh quĩ hỗ trợ phát triển HTX. Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX ở những khu trung tâm thuận tiện đường giao thôn; phát triển các HTX cung ứng sản phẩm đầu vào, đầu ra cho các khu công nghiệp, đẩy mạnh phát triển HTX quản lý kinh doanh chợ, HTX mua bán, dịch vụ, quỹ tín dụng nhân dân, giao thông vận tải, phấn đấu nỗi năm thành lập từ 8- 10 HTX.

 

Quang Thiều

Các tin khác
Giống quýt lửa được nhiều hộ nông dân ở Văn Chấn trồng cho thu nhập cao.

YBĐT - Trong số 8 xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn thì Minh An là xã nghèo nhất, nguyên nhân đói nghèo thì có nhiều như: Trình độ dân trí thấp, vẫn còn giữ nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là 6 thôn người Dao. Điều kiện tự nhiên cũng không thuận lợi, tổng diện tích tự nhiên toàn xã lên tới 1112 ha nhưng chủ yếu là đất rừng, đồi núi cao, độ dốc lớn, đất nông nghiệp có thể gieo cấy lúa chỉ có 37,8 ha.

Kiểm lâm tịch thu gỗ pơ mu vận chuyển trái phép.

YBĐT - Trong những năm qua, mặc dù công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở Trấn Yên được Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên phối hợp với các xã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân sống gần rừng không vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

YBĐT - Dưới cái nắng gay gắt của những ngày tháng 6, nông dân nhiều xã ở huyện Lục Yên đang khẩn trương thu hoạch lạc. Ở thôn 4, xã Minh Xuân bà con đang nhanh tay nhổ những cây lạc lúc lỉu củ.

Nông dân huyện  Mù Cang Chải đang gieo cấy vụ mùa.

YBĐT - Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của huyện, thị trấn Mù Cang Chải đang từng ngày thay da đổi thịt. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu mà thị trấn đã tự cân đối được lương thực, hàng năm không phải đề nghị huyện hỗ trợ cứu đói giáp hạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục