Hỗ trợ kinh phí phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/5/2024 | 5:13:25 PM

Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp. Trong đó nêu rõ: Cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm

Nội dung hỗ trợ

Theo Nghị định, căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đồng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

1- Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ.

2- Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.

Điều kiện được hỗ trợ

Nghị định nêu rõ điều kiện được hỗ trợ như sau:

Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng.

Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trình tự thực hiện hỗ trợ

Nghị định nêu rõ trình tự thực hiện hỗ trợ như sau:

1- Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ:

Hằng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp theo Mẫu số 01 và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban quản lý rừng đặc dụng.

Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nhất đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.

2- Thực hiện hỗ trợ:

Theo Nghị định, cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện.

Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị Ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.

3- Nghiệm thu, giám sát thực hiện:

Nghị định nêu rõ, cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, Ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: Đại diện Ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư.

Nội dung nghiệm thu, bao gồm:

Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: Nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ.

Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ: Nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có).

Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn: Nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng hỗ trợ, bổ sung ký xác nhận vật liệu của ban quản lý dự án công trình.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2024.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 36 khoản phí, lệ phí. Ảnh minh họa: TTXVN

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sản phẩm quế điếu thuốc của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Huyện Trấn Yên hiện đang tập trung đẩy mạnh thực hiện xây dựng các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào quy trình sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Cán bộ thú y huyện Lục Yên và người dân thôn Nà Kèn - Nặm Trọ, xã Lâm Thượng tiến hành tiêu huỷ lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Từ ngày 10 đến ngày 27/5/2024, dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện ở các thôn: Nà Kèn - Nặm Trọ, Tông Pắng, Bẻ Chỏi và Chang Pồng thuộc xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên với 85 con lợn của 30 hộ đã mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, huyện Lục Yên đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát từng hộ nuôi lợn, quản lý chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi tăng đàn, tái đàn.

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng và sẽ triển khai phương án khác để bình ổn thị trường vàng, dự kiến từ ngày 3/6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục