Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khảo sát chính sách, pháp luật về rừng tại huyện Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/7/2024 | 11:15:24 AM

YênBái - Vừa qua, đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Quàng Văn Hương - Phó chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình giai đoạn 2019-2023 tại 2 xã Nậm Khắt, Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Huyện Mù Cang Chải hiện có tổng diện tích rừng trên  82.747 ha, trong đó, rừng tự nhiên gần 60.000 ha, rừng trồng trên 20.700 ha. Độ che phủ toàn huyện đạt 67,35%. Về dân số, toàn huyện có 69.555 người, trong đó dân tộc thiểu số là 65.809 người. Hiện nay,  người dân tộc thiểu số tại địa phương có nguồn thu nhập thấp, chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện còn cao, đời sống khó khăn.

Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từng bước được hoàn thiện, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã giúp người dân làm nghề rừng, nhất là các hộ nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. 

Công tác thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và đầu tư, hỗ trợ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng đã được thực hiện quyết liệt có hiệu quả; hệ thống pháp luật về lâm nghiệp ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. 


Đoàn giám sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng bảo vệ phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình giai đoạn 2019-2023 tại xã Nậm Khắt.

Các chương trình, nghị quyết, đề án trồng thử nghiệm một số loài cây được đầu tư và triển khai có hiệu quả trên địa bàn như: chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện các đề tài trồng thử nghiệm cây dẻ Trùng Khánh, cây mắc ca… cũng đã tác động tích cực, góp phần tăng độ che phủ của rừng, nâng cao ý thức, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Tuy nhiên, do quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp quốc gia chưa được phê duyệt; các quy hoạch đã được áp dụng thời gian qua, nhất là quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 - 2020 còn bất cập, chưa phù hợp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030 nên quy hoạch cho đất rừng đặc dụng, phòng hộ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải chưa được cắm mốc, phân định ranh giới 3 loại rừng và cắm mốc xác định ranh giới của chủ rừng theo quy định. 

Ý thức của người dân trong quá trình sử dụng lửa để phát dọn thực bì làm nương rẫy trong mùa khô hanh chưa tốt nên tiềm ẩn rất cao nguy cơ cháy rừng (và thực tế đã có một số vụ cháy rừng thời gian qua nắng nóng, gió lào mạnh- PV). Do nhu cầu về đất ở, đất sản xuất; khai thác gỗ để làm nhà, làm quan tài, làm chuồng trại, khai thác gỗ làm chất đốt của người dân địa phương lớn dẫn đến tình trạng lấn, chiếm, san gạt đất rừng để dựng nhà, khai thác rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra.

Tại các buổi làm việc, lãnh đạo huyện Mù Cang Chải và các xã Chế Tạo, Nậm Khắt đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí đủ nguồn lực để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng theo chính sách quy định tại Luật Lâm nghiệp và thực hiện đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ban hành cơ chế, quy định, hướng dẫn cụ thể về việc đầu tư phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó làm giảm áp lực của cuộc sống mưu sinh đối rừng và đất lâm nghiệp; xây dựng chính sách đặc thù trong giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; đề xuất điều chỉnh tiền bảo vệ rừng tăng lên 2 triệu đồng/ha; cần có cơ chế đặc thù, hỗ trợ người dân phát triển từ rừng và làm giàu từ rừng  từng bước thu hẹp cách nông thôn với thành thị. 

Qua khảo sát thực tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao huyện Mù Cang Chải trong thực hiện chế độ chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo về và phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình giai đoạn 2019 – 2023. Đồng thời cũng đề nghị xã Nậm Khắt, xã Chế Tạo và huyện Mù Cang Chải cần định hướng về việc chuyển đổi các diện tích đất sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, cần làm tốt công tác quản lý rừng bền vững gắn với du lịch; địa phương cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong phát triển, bảo vệ rừng và việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhân dân…

Những ý kiến, kiến nghị của huyện Mù Cang Chải, đoàn khảo sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội sẽ tiếp thu và đề xuất các cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết kịp thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, tạo được sinh kế bền vững để người dân gắn bó với rừng và bảo vệ rừng một cách bền vững.

Mạnh Cường

Tags Yên Bái Hội đồng Dân tộc Quốc hội bảo vệ rừng Mù Cang Chải

Các tin khác
Công nhân Điện lực thành phố Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng công cụ ước tính điện năng trên App CSKH

Để góp phần ứng phó với tình hình tiêu thụ điện tăng cao mùa hè năm 2024, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân Yên Bái đã và đang điều chỉnh thói quen sử dụng điện, có những đầu tư hợp lý cho thiết bị điện gia dụng và đường dây, tham gia điều chỉnh phụ tải… nhằm chia sẻ khó khăn với ngành điện, cùng thực hiện mục tiêu phấn đấu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ của tỉnh theo Kế hoạch 170 của UBND tỉnh.

Cán bộ Chi cục Hải quan Yên Bái làm thủ tục xuất khẩu tại Công ty TNHH Một thành viên Đá trắng Bảo Lai

6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái ước đạt trên 1.894,8 tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán Trung ương giao, bằng 35,8% dự toán tỉnh giao và bằng 129,4% so với cùng kỳ năm trước.

Quang cảnh buổi đối thoại

Đó là thông tin đưa ra tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo huyện với người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện Văn Chấn năm 2024 vừa được UBND huyện tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), chiều 24/6.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục