Năm 2025 tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương, thêm 10% cho nhiệm vụ cấp thiết

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2024 | 9:51:33 AM

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước, gửi bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm thực hiện cải cách tiền lương và dành các nhiệm vụ cấp bách
Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm thực hiện cải cách tiền lương và dành các nhiệm vụ cấp bách

Công điện nêu rõ, thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt 78,5% dự toán trong điều kiện đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo được cân đối, bội chi và nợ công. 

Nghiên cứu hoàn thiện quy định thuế với nhà, đất

Tuy vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn, áp lực lạm phát còn lớn, một số khoản thu có tiến độ thu đạt thấp, nhất là thu tiền sử dụng đất. 

Giải ngân chi đầu tư phát triển 8 tháng đầu năm mới đạt 40,49% kế hoạch so với Thủ tướng giao. 

Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận, trốn thuế, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công sai chế độ quy định, thất thoát, lãng phí ở một số đơn vị.

Vì vậy Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, quyết liệt thực hiện công tác thu, hoàn thành dự toán ở mức cao nhất. Nghiên cứu hoàn thiện quy định thuế đối với nhà, đất; mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế, khai thác các nguồn thu còn dư địa, mở rộng cơ sở thu mới.

Triển khai cổng dữ liệu thông tin về sàn thương mại điện tử và mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là dịch vụ ăn uống...

Chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, chuyển nhượng bất động sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí, ổn định giá nguyên vật liệu, mặt hàng thiết yếu. 

Về chi ngân sách, cần cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên. Đối với năm 2025, ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, cần rà soát, cơ cấu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm của dự toán, để dành nguồn giảm bội chi hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh. 

Dành nguồn lực cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; cắt giảm dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến ngày 30-6 chưa phân bổ hết. 

Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, xử lý tài sản, kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, lãng phí... 

Rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày 31-12-2024.

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong nước, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Thủ tướng giao Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định hóa đơn, cắt giảm tiết kiệm chi thường xuyên. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế; đôn đốc, kịp thời hướng dẫn xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

(Theo TTO)

Các tin khác
Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức gian hàng tuyên truyền phân biệt hàng thật, hàng giả cho người dân tại xã An Bình, huyện Văn Yên.

Từ ngày 1/7/2024, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (QLNTD) sửa đổi năm 2023 chính thức có hiệu lực. Để Luật Bảo vệ QLNTD đi vào cuộc sống, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền để bảo đảm mọi chủ thể đều hiểu và tuân thủ các quy định của Luật.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái trao thưởng cho các chi nhánh trực thuộc có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái được thành lập từ chi nhánh loại II (Agribank Chi nhánh thành phố Yên Bái) vào tháng 10 năm 2019. Vượt qua những khó khăn ban đầu và có những giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh nên việc huy động vốn cũng như dự nợ cho vay của đơn vị đã đạt nhiều kết quả nổi trội.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế trên toàn quốc đã tiếp nhận 725.759 hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Tổng cục Thuế, cả nước còn gần 49.000 hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân chưa được giải quyết. Các cục thuế đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Các mặt hàng xuất thông quan qua các cửa khẩu quốc tế, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và lối thông quan tại tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông sản, hoa quả tươi, ôtô, linh kiện điện tử, máy công nghiệp, hàng gia dụng...

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh vẫn diễn ra thông suốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục