Khuyến nông Yên Bình: Cầu nối kiến thức KHKT đến với nông dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là huyện thuần nông, cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Yên Bái, đời sống của hơn 10 vạn dân huyện Yên Bình vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp. Công tác đưa KHKT đến với nông dân được huyện đặc biệt quan tâm và xác định là khâu then chốt trong thực hiện thắng lợi chương trình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương.

Cán bộ khuyến nông Yên Bình kiểm tra tiến độ thi công hầm khí bioga tại xã Vĩnh Kiên.
Cán bộ khuyến nông Yên Bình kiểm tra tiến độ thi công hầm khí bioga tại xã Vĩnh Kiên.

Ông Lê Đức Mậu – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết, cái khó của khuyến nông Yên Bình nhiều năm trước là chưa gắn kết được lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trẻ yên tâm cống hiến lâu dài cũng vì chế độ đãi ngộ đối với khuyến nông viên cơ sở chưa được đáp ứng kịp thời, nhưng nay vấn đề này đã được giải quyết thỏa đáng. Năm 2007, 25/25 xã, thị trấn của huyện đã có khuyến nông viên cơ sở “ba cùng” với dân.

Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng khuyến nông Yên Bình là chỉ đạo sản xuất tại cơ sở, tập huấn chuyển giao KHKT, thông tin, tuyên truyền các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của huyện; xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phổ biến, hướng dẫn nông dân tìm hiểu thị trường để áp dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương đạt hiệu quả cao nhất.

Bằng phương châm “cầm tay chỉ việc”, năm 2006 đội ngũ KNVCS của huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn mở được 329 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho gần 17 nghìn lượt hộ nông dân; phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện mở 10 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 300 hộ nông dân về kỹ thuật trồng trọt và chế biến nông sản, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản…

Riêng 6 tháng đầu năm 2007, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của trạm đã tổ chức thực hiện được 150 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 6.700 lượt hộ nông dân. Dưới nhiều hình thức như  tổ chức hội nghị đầu bờ hướng dẫn thực hành ngay trên đồng ruộng, tập huấn tại thôn, bản, nhóm hộ và trực tiếp từng hộ đã giúp cho nông dân kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến của thời tiết, sâu bệnh để chủ động phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi.
 
"Ba cùng” với dân, đội ngũ KNVCS của huyện còn trực tiếp tham gia xây dựng các mô hình trình diễn về cây, con; thực hiện các chương trình XĐGN tại chính địa bàn phụ trách. Thông qua hoạt động hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến cách làm ăn qua các mô hình như: thâm canh lúa chất lượng cao, thâm canh sắn cao sản, mô hình lúa - lạc, nuôi bò bán công nghiệp tại các xã vùng cao, chỉ đạo thành công chương trình trồng trên 400 ha lạc dưới cốt 58 vùng lòng hồ Thác Bà… đã giúp hàng nghìn hộ nông dân nghèo các địa phương trong huyện vươn lên ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, với vai trò là tư vấn trợ giúp về kiến thức KHKT cho cơ sở, KNVCS đã giúp địa phương thành lập được nhiều câu lạc bộ khuyến nông ở các xã, thôn, bản, đưa tổng số câu lạc bộ khuyến nông của toàn huyện lên 31 câu lạc bộ hoạt động đều đặn, hiệu quả, kịp thời tiếp thu và chuyển giao kiến thức KHKT đến nông dân trong vùng. Năm 2006, Yên Bình là huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình nuôi bò bán công nghiệp và là huyện duy nhất trên địa bàn không để xảy ra dịnh lở mồm long móng ở gia súc.  

Từ những kết quả đạt được có thể thấy, hoạt động của hệ thống KNVCS ở Yên Bình đã tạo được hiệu quả, tác động mạnh mẽ làm chuyển đổi cơ bản nhận thức của người dân đối với KHKT. Đồng thời khẳng định vai trò là “cầu nối” đưa kiến thức KHKT đến với nông dân, nhất là đồng bào các xã vùng sâu, vùng cao khó khăn một cách nhanh và hiệu quả. Đến nay, huyện Yên Bình đã hoàn toàn chủ động được lương thực; việc thâm canh tăng vụ đã góp phần nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tăng giá trị thu nhập cho người nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 26%.

Hiện nay, Trạm khuyến nông Yên Bình đang chỉ đạo đội ngũ khuyến nông viên cơ sở tích cực bám địa bàn triển khai thực hiện một số chương trình kinh tế trọng điểm về các loại cây con như chương trình cải tạo chè, phát triển rừng kinh tế, chăm nuôi đại gia súc; đẩy mạnh chương trình xây dựng hầm khí bioga, phấn đấu hết năm 2007 hoàn thành việc xây dựng 100 hầm khí trên địa bàn 25 xã, thị trấn, từng bước áp dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sinh học trong phát triển chăn nuôi ở nhiều hộ dân trong huyện.

Minh Thuý

 

Các tin khác
Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 20-5.

Từ nay đến cuối năm 2024, Chính phủ tập trung vào triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 1-7; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 9; thi công xong 1.000 km đường bộ cao tốc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục