Yên Hưng xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ một xã nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nên mỗi khi đi họp huyện, cán bộ lãnh đạo địa phương không dám giáp mặt Bí thư, Chủ tịch huyện, bởi địa phương vẫn lúng túng trong việc tìm ra giải pháp bứt phá. Song trong một vài năm trở lại đây, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Hưng (Văn Yên) đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế xóa đói nghèo.

Đến nay 120 ha quế của xã đã đến tuổi thu hoạch và đem lại nguồn tận thu đáng kể. Trong ảnh: Trưng cất dầu quế.
Đến nay 120 ha quế của xã đã đến tuổi thu hoạch và đem lại nguồn tận thu đáng kể. Trong ảnh: Trưng cất dầu quế.

Từ một xã luôn có tỷ lệ hộ nghèo đói cao thuộc hàng đầu trong huyện, nhưng đến nay đã có nhiều đổi thay. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, 5 năm liền không có người sinh con thứ ba, không có người nghiện hút.

Là một xã có diện tích lúa ruộng không phải là ít, song người dân chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, dẫn đến năng suất lúa đạt thấp. Khi cái bụng không no, thì người dân nhất là các hộ đồng bào dân tộc lại đi khắp các ngọn đồi, ngọn núi chặt phá rừng tìm kế sinh nhai. Trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế địa phương.

Trước mắt, xã xác định tập trung thâm canh diện tích lúa nước, đưa 100% diện tích lúa tiến bộ kỹ thuật vào gieo cấy, tăng mức đầu tư thâm canh, hộ dân nghèo thiếu vốn xã đứng ra tín chấp vay vốn để có vốn đầu tư cho sản xuất. Trên 83 ha lúa ruộng đã được gieo cấy bằng diện tích lúa lai, lúa thuần năng suất cao. Đây là giống lúa cho năng suất cao, rất phù hợp với chiến lược đảm bảo an ninh lương thực, cùng với đó là tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn người dân đầu tư thâm canh, bón phân cân đối.

 Bằng hướng đi như vậy, năng suất lúa đã được nâng lên rõ rệt, dẫu rằng diện tích ruộng không phải “bờ xôi ruộng mật” nhưng đã đạt năng suất 114 tạ/ha, cao bằng, thậm chí hơn cả các xã vùng thâm canh lúa tập trung của huyện.

Bên cạnh đó, sản xuất cây vụ đông trên đất hai vụ lúa cũng được triển khai, mỗi năm có từ 50-55 ha cây vụ đông, tạo một nguồn thu đáng kể cho người dân. Khi lương thực đã được đảm bảo, xã vận động nhân dân phát triển đồi rừng, phong trào “đưa quế sang sông” của huyện đã được bà con nhân dân trong xã tham gia nhiệt tình.

Trong những năm 1994-1995  các xã khác trong huyện còn “lận đận” trong việc vận động nhân dân nhận đất trồng rừng bằng các loại cây nguyên liệu giấy thì 100% diện tích đất đồi ở Yên Hưng đã được bà con nhận và phủ xanh.

Đến nay 120 ha quế đã đến tuổi thu hoạch của xã. Đã từ nhiều năm nay, bình quân mỗi năm người dân khai thác từ 500 - 600 m3 gỗ rừng trồng. Phong trào chăn nuôi lợn, tận dụng mặt nước ao hồ và đào ao thả cá theo phương thức bán công nghiệp cũng phát triển khá mạnh. Chủ tịch UBND xã Trần Ngọc Xuân phấn khởi nói: “Chăn nuôi lợn và nuôi cá đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế hộ.

Nhiều gia đình chăn nuôi với quy mô lớn, tạo giá trị khối lượng hàng hóa cao như hộ gia đình ông Vũ Văn Cường ở thôn 3, Linh Văn Dương thôn 2 và nhiều hộ gia đình khác lúc nào trong chuồng cũng có 60-70 đầu lợn.

Chỉ tính riêng nuôi cá, mỗi năm Yên Hưng cũng bán ra thị trường 30-40 tấn cá các loại. Một hai năm trở lại đây, chăn nuôi trâu, bò cũng đã có sự phát triển khả quan, đưa tổng đàn trâu lên 400 con, 100 con bò”.

Một điều đáng ghi nhận là người dân nơi đây tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng như những cơ hội làm ăn rất nhanh nhạy. Năm 2004, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên được đầu tư xây dựng đi vào hoạt động, thì cũng là lúc người dân tận dụng đất đồi, đất vườn trồng sắn, toàn bộ diện tích 135 ha sắn được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Trồng đúng kỹ thuật, giống sắn tốt nên cây sắn ở đây đã cho năng suất khá cao, ở mức bình quân 25 tấn/ha.

 Để việc trồng sắn bền vững, từ cuối năm 2006 trên các đỉnh nương sắn bà con trồng cây lấy gỗ, trồng xen sắn là cây cốt khí, cỏ voi để có thức ăn cho chăn nuôi lại chống bạc màu và xói mòn đất. Cây sắn mỗi năm đem về cho người dân trên 1,6 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ sắn, như hộ Đỗ Văn Minh, Nguyễn Văn Quỳnh, Nguyễn Văn Đản...

Đến nay đã có 30% số hộ có thu trên 30 triệu đồng/năm, 30% số hộ có nhà xây kiên cố, tỷ lệ hộ đói đã không còn, số hộ nghèo giảm còn 6%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/người/năm.

Chủ tịch UBND xã còn cho biết thêm: “Những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế đã khá hơn rất nhiều những năm trước, nhưng cái mà Đảng bộ và chính quyền đánh giá cao hơn là bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, 100% thôn, bản có nhà văn hóa và xây dựng thôn văn hoá, 3/8 thôn có đường bê tông, 100% số thôn có đường ô tô đến nơi. Đã hơn 5 năm xã không có người sinh con thứ ba. Phấn khởi hơn nữa là không có trường hợp nào nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội, an ninh địa phương được giữ vững”.

Những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân xã Yên Hưng đã làm được là hành trang tốt cho tiến trình xây dựng nông thôn mới ở miền núi mà các địa phương khác cũng nên học tập và làm theo.

Thanh Phúc

Các tin khác
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục