Lục Yên: Kinh tế tập thể góp phần phát triển kinh tế huyện

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/7/2007 | 12:00:00 AM

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, kinh tế tập thể, nhất là là các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) phát triển mạnh, rộng khắp từ xã vùng thấp đến xã vùng cao và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Yên.

Thu hoạch cá ở xã Tân Lĩnh (Lục Yên). (Ảnh: P.V)
Thu hoạch cá ở xã Tân Lĩnh (Lục Yên). (Ảnh: P.V)

Thông qua các tổ hợp tác, HTX, bà con nhân dân, xã viên có điều kiện đầu tư sản xuất, chi phí lao động xã hội giảm. Sản xuất chuyên ngành, chuyên môn hóa ở nông thôn phát triển, nhất là ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản. Vấn đề dân chủ trong nông thôn được mở rộng, xây dựng tình đoàn kết trong thôn bản, xóm làng.

 

Đã có một thời, nhắc đến HTX, người ta nghĩ ngay đến sự trì trệ, bảo thủ. Trải qua bao thăng trầm, đến nay kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã và đang có bước hồi sinh mạnh mẽ, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Xã viên đã được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được lĩnh lương và chia lợi nhuận và HTX còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

 

 Kinh tế hợp tác, HTX có lẽ là khu vực chịu nhiều biến cố nhất. Sau một thời gian dài hoạt động theo cơ chế cũ, mô hình HTX ở Lục Yên nói riêng và cả tỉnh nói chung rơi vào bế tắc. Khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhiều HTX không chịu được "nhiệt", phải tự giải thể hoặc chênh vênh trên bờ vực phá sản và một số ít chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, huyện Lục Yên đã triển khai sâu rộng tới cán bộ đảng viên và nhân dân trong huyện.

 

Từ hướng đi mới này, kinh tế hộ, kinh tế nhóm hộ, kinh tế hợp tác, HTX phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Kinh tế tập thể là một nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với trên 23 ngàn hộ, trong đó có trên 20 ngàn hộ là hộ nông dân là một nguồn lao động dồi dào, cùng với việc ruộng đất được giao khoán lâu dài, song làm thế nào để phát huy được tính tự chủ, tập trung sức lao động phát huy tiềm năng địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xóa đói giảm nghèo là cả một vấn đề lớn đặt ra. Huyện xác định trong xu thế kinh tế thị trường, muốn phát triển kinh tế hộ thì phải liên kết với nhau để tập trung đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Những hộ dân có diện tích đất rộng hình thành trang trại chăn nuôi, trồng rừng gắn chế biến, sản xuất nông nghiệp tạo vùng hàng hóa tập trung, chuyên canh.

 

Những hướng đi tích cực đó đã tạo đà cho kinh tế hộ phát triển, từ một huyện nghèo, đến nay đã có 40% số hộ dân có tích luỹ, 10% số hộ có đất vườn rừng quy mô trên 10 ha, 28 trang trại đảm bảo theo các tiêu chí có thu nhập trên 40 triệu đồng/năm, có 350 tổ hợp tác, thu hút 1.500 lao động, số vốn hoạt động trên 2,5 tỷ đồng, hoạt động theo các lĩnh vực: dịch vụ nông lâm nghiệp, giao thông vận tải công nghiệp xây dựng, chế biến nông sản... hoạt động trên cơ sở tự nguyện; chuyển đổi và thành lập mới 28 HTX, tổng vốn điều lệ 84 tỷ đồng, trong đó HTX dịch vụ nông - lâm nghiệp 21, sản xuất vật liệu xây dựng 3, HTX điện, nước 5. Nhìn chung các HTX hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoạt động trong lĩnh vực làm dịch vụ là chính, những đóng góp của HTX so với các thành phần kinh tế khác còn khiêm tốn, song nó có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thu hút lao động, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn; HTX đã thực sự trở thành bà đỡ cho bà con xã viên, nhân dân trong vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng hàng hóa. Sản xuất chuyên ngành, chuyên môn hoá ở nông thôn có điều kiện phát triển, nhất là ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, chế biến nông lâm sản. Vấn đề dân chủ trong nông thôn được mở rộng, các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được dân chủ bàn bạc.

 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế HTX ở Lục Yên vẫn còn những hạn chế: phần lớn là quy mô nhỏ, nhiều HTX hoạt động đơn thuần, mới chỉ là cung ứng dịch vụ cho nông dân; năng lực, trình độ cán bộ HTX còn yếu, chưa bắt kịp với tiến trình hội nhập; thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, hàng hóa của các HTX sản xuất ra thì nhiều, nhưng hầu hết chưa có thương hiệu.

 

Để kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các HTX thực sự phát huy hiệu quả, huyện đã đề ra các giải pháp là: tiếp tục phát huy các yếu tố về đất đai, lao động, nhu cầu thị trường, để từ đó phát triển các loại hình HTX phù hợp; khuyến khích các HTX làm dịch vụ sản xuất, cung ứng phân bón, giống cây trồng vật nuôi, chế biến nông lâm sản, bảo vệ rừng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng, củng cố phát triển kinh tế hợp tác, thực hiện tốt dân chủ từ cơ sở, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động đúng luật.            

Thanh Phúc

Các tin khác
Chăm sóc cây giống để trồng rừng. (Ảnh minh hoạ).

YBĐT - Thực hiện kế hoạch trồng mới 2.800 ha rừng trong năm 2007, ngay từ cuối năm 2006 và đầu năm 2007, huyện Văn Yên đã tiến hành chuẩn bị đủ lượng cây giống, giao kế hoạch về tới từng xã, thôn bản; phát động phong trào trồng cây tới đông đảo bà con nông dân. Bên cạnh đó, giá cây nguyên liệu giấy, quế vỏ có thị trường tiêu thụ tốt, người dân phấn khởi hăng hái trồng rừng.

(Ảnh minh hoạ).

YBĐT - Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình cải tạo và phát triển đàn bò giai đoạn 2005 - 2010, đàn bò của tỉnh tăng từ 27.000 con năm 2005 lên 37.500 con vào năm 2007. Đàn trâu của tỉnh cũng đạt 109.000 con, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng đàn trâu bò của tỉnh hiện có lên 146.500 con. Toàn tỉnh hiện có trên 600 hộ chăn nuôi bò với quy mô từ 5 bò cái sinh sản trở lên, trong đó có gần 70 hộ nuôi với quy mô từ 20 con đến 100 con.

Đến nay 120 ha quế của xã đã đến tuổi thu hoạch và đem lại nguồn tận thu đáng kể. Trong ảnh: Trưng cất dầu quế.

YBĐT - Từ một xã nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nên mỗi khi đi họp huyện, cán bộ lãnh đạo địa phương không dám giáp mặt Bí thư, Chủ tịch huyện, bởi địa phương vẫn lúng túng trong việc tìm ra giải pháp bứt phá. Song trong một vài năm trở lại đây, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Hưng (Văn Yên) đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế xóa đói nghèo.

YBĐT - Đến hết tháng 6/2007, toàn tỉnh thu cân đối ngân sách đạt 129,4 tỷ đồng, bằng 42% dự toán cả năm, tăng 10,7% so cùng kỳ năm 2006.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục