Khởi sắc kinh tế tập thể ở Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khoá IX), kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã có sự phát triển vượt bậc, cả về chiều rộng và chiều sâu, làm cho diện mạo mới cho nông thôn miền núi…

HTX sản xuất kinh doanh mộc dân dụng - thủ công mỹ nghệ Hội Cựu chiến binh Văn Chấn thu hút đông đảo con em cựu chiến binh vào làm việc.
HTX sản xuất kinh doanh mộc dân dụng - thủ công mỹ nghệ Hội Cựu chiến binh Văn Chấn thu hút đông đảo con em cựu chiến binh vào làm việc.

Ngay sau khi tiếp thu nghị quyết, Huyện uỷ Văn Chấn đã triển khai thực hiện và xây dựng chương trình hành động của Đảng bộ; đồng thời, triển khai những chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, như: chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX; chính sách về đất đai, thực hiện các ưu đãi về chính sách đất đai đối với các HTX.

Huyện chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển nghề, sản xuất hàng hoá ở nông thôn, khi có thu nhập ổn định được phép chuyển quyền sở hữu đất nông nghiệp theo chính sách tập trung ruộng đất của Nhà nước để nông dân dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất; chính sách về tài chính tín dụng.

Văn Chấn thực hiện miễn thuế sử dụng ruộng đất theo chính sách cho xã viên HTX trong phạm vi đất được giao, chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ khuyến khích các HTX ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; chính sách mở rộng thị trường, cho phép các HTX tuỳ theo khả năng của mình, mở rộng thị trường thông qua việc ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên... 

Từ năm 2002 đến 2007, vốn sản xuất bình quân của kinh tế tư nhân đã tăng lên 2,2 lần, tổng mức vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 78,545 tỷ đồng. Kinh tế tư nhân đã thu hút, giải quyết việc làm cho gần 1.234 lao động với mức thu nhập bình quân 780 ngàn đồng/ người/ tháng. 

Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm; phát triển các cơ sở chế biến, xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung bao gồm: vùng thâm canh lúa Mường Lò và mở rộng ra các xã vùng ngoài; vùng chè ở các xã ngoài; vùng quế, chè đặc sản vùng cao; vùng nguyên liệu giấy sợi ở các xã vùng ngoài... 

Do có sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ huyện mà 5 năm qua kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện đã có bước phát triển vượt bậc. Nếu như năm 2001, toàn huyện chỉ có 24 HTX, đến tháng 6 năm 2007 đã có 54 HTX (trong đó có 15 HTX nông- lâm nghiệp, 17 HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp, 6 HTX công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, 10 HTX dịch vụ điện nông thôn), chất lượng hoạt động của các HTX đã được nâng lên một bước.

Năm 2001, tổng số xã viên HTX có 7.002 người với số vốn điều lệ là 4,32 tỷ đồng, đến năm 2007, tổng số xã viên HTX đã là 7.815 người với tổng vốn điều lệ là 16,3 tỷ đồng; tổng vốn hoạt động của các HTX đạt gần 20 tỷ đồng. Các HTX thường xuyên thu hút tạo việc làm cho trên 1.500 lao động với mức thu nhập bình quân đạt từ 500 đến 600 ngàn đồng/ người/ tháng; có những HTX đạt mức thu nhập bình quân 1 triệu đồng/ người/ tháng như HTX dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh…

Cùng với sự phát triển của HTX, toàn huyện đã có gần 200 tổ hợp tác hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, thu hút gần 7.000 lao động tham gia. Đến năm 2007, toàn huyện có 901 hộ kinh tế cá thể được cấp đăng ký kinh doanh, tăng 114 hộ so năm 2002; 44 công ty, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và đã có 31 trang trại.

Sự phát triển vượt bậc của kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn; tạo cho bộ mặt của các vùng nông thôn trong huyện ngày càng phát triển; năm 2006, bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt 5,5 triệu đồng. đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.

Minh Hằng

Các tin khác
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục