Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải: Giúp hộ nghèo phát triển kinh tế
- Cập nhật: Thứ sáu, 10/8/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ngày nay, diện mạo huyện Mù Cang Chải đã thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân khá hơn, cái đói, cái nghèo đang dần khép lại. Đạt được kết quả đó có sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện.
Lãnh đạo NHCSXH tỉnh và huyện trao đổi hướng làm ăn mới với gia đình anh Háng Súa Già - bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Q.T)
|
Gia đình anh Háng Súa Già - bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn trước đây rất nghèo, đã đông con lại chỉ có 1 ha ruộng và nương mỗi năm làm một vụ vì không có nước nên khó canh tác và cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm lương thực gia đình anh chỉ đủ ăn 7- 8 tháng còn lại phải trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước. Sau khi được NHCSXH huyện cho vay 7 triệu đồng, gia đình khai hoang thêm ruộng nước, làm thủy lợi dẫn nước về ruộng và đào ao nuôi cá, mua gia súc, gia cầm về nuôi…
Đến nay gia đình có gần 2 ha ruộng nước mỗi năm cho thu hoạch từ 5- 6 tấn lúa; 500m2 ao cá mỗi năm cho thu hoạch 3 tạ cá; trong chuồng lúc nào cũng có 5-7 con lợn và rất nhiều gà, vịt. Tổng thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình Háng Súa Già đạt trên 30 triệu đồng...
Còn ông Lê Xuân Tứ (ở thị tứ ngã ba Kim) cũng có hoàn cảnh tương tự, các con ông còn nhỏ, cuộc sống luôn túng thiếu. Năm 2005 được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ông được vay 15 triệu đồng tiền vốn của NHCSXH huyện Mù Cang Chải. Có vốn, ông đầu tư 10 triệu đồng vào xây dựng chuồng nuôi lợn, còn 5 triệu đồng đầu tư mua dụng cụ làm đậu phụ và nấu rượu. Do nhà gần chợ nên rượu và đậu phụ làm ra tới đâu bán hết tới đó, bã đậu và bỗng rượu được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Từ chỗ không đủ ăn, nay kinh tế gia đình ông đã ổn định và trở nên khá giả, mỗi năm xuất chuồng 4 lứa lợn thu về gần 50 triệu đồng. Không thể kể hết ra những gia đình ở huyện Mù Cang Chải nhờ đồng vốn cho vay ưu đãi của NHCSXH mà nay có cuộc sống khá giả.
Bà Phạm Thị Thu Mơ - Giám đốc NHCSXH huyện Mù Cang Chải cho biết: "NHCSXH huyện đã kết hợp với Phòng Nội vụ Lao động- Thương binh và Xã hội thẩm định các dự án và đáp ứng vốn kịp thời. Cán bộ Ngân hàng thường xuyên đi đôn đốc thu hồi vốn lãi đến hạn tạo nguồn để cho vay quay vòng. NHCSXH huyện còn phối hợp với Phòng Nội vụ, Lao động - TBXH triển khai cho vay nhóm hộ gia đinh với mức vay 15- 20 triệu đồng/hộ không phải thế chấp tài sản.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2007, tổng số nguồn vốn đạt trên 20 tỷ đồng; trong đó, vốn dư nợ cho hộ nghèo vay để phát triển kinh tế 17.317 triệu đồng, giải quyết cho 3.965 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi". Thời gian qua, NHCSXH huyện Mù Cang Chải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong huyện, cho vay uỷ thác qua Hội Phụ nữ trên 5.638 triệu đồng, Hội Nông dân 5.758 triệu đồng; Hội Cựu chiến binh 3.715 triệu đồng, Đoàn thanh niên 2.267 triệu đồng cho 3.965 hộ nghèo vay để phát triển kinh tế.
Không dừng ở việc phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội mà ở công tác kiểm tra, đối chiếu để uốn nắn kịp thời những điểm yếu trong hoạt động của các tổ chức hội các tổ tiết kiệm vay vốn được cán bộ NHCS XH quan tâm với việc đã mở hàng chục lớp tập huấn cho cán bộ hội, tổ trưởng tổ vay vốn tín chấp. Sau đó, từ các tổ này lại tuyên truyền đến từng hộ vay vốn làm gì để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả nhất. Hiện nay mô hình “tổ giao dịch lưu động” được mở rộng tới 100% xã trong huyện. Không chỉ thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến người vay vốn, chi nhánh còn từng bước hoàn thiện nguyên tắc quản lý công khai, dân chủ trong hoạt động tín dụng, tạo thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
Qua thực tế cho hộ nghèo vay vốn ở Mù Cang Chải cho thấy, để đồng vốn vay ưu đãi đến tay người nghèo được sử dụng hiệu quả cao, thì công tác tuyên truyền phải được triển khai sâu rộng đến từng cơ sở, đến từng người dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa…Không những vậy, sự phối hợp giữa hệ thống NHCSXH với các cấp, ngành đoàn thể trong huyện phải được tăng cường hơn nữa.
Ngọc Hương
Các tin khác
YBĐT - Cuộc sống người dân xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) trước đây hết sức khó khăn, do ruộng nước ít, và chủ yếu chỉ trông vào cây lúa. Xã nằm dọc quốc lộ 70 nhưng có tới 82% là người dân tộc thiểu số, trong đó có 53% là dân tộc Dao trắng còn lại là Tày, Nùng và họ khá lạ lẫm với cây chè. Nhưng hôm nay, cây chè giống mới đã dần khẳng định là cứu cánh giúp nhiều hộ dân xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.
YBĐT - Xác định rõ những tồn tại thuộc về trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền xã, những năm gần đây đội ngũ lãnh đạo xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã không ngừng cố gắng chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế hộ, tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây con giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn Khánh Thiện đã có những bước chuyển biến nhanh trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
YBĐT - Theo báo cáo điều tra của Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải, toàn huyện có 805,72 ha thảo quả, trong đó tập trung nhiều nhất ở các xã: Cao Phạ 212 ha, Khao Mang 119,21 ha, Chế Cu Nha 100,72 ha, La Pán Tẩn 187,67 ha. Do có giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng thảo quả không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, khiến diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp.
YBĐT - Trên địa bàn thành phố Yên Bái hiện có tổng số 5 quỹ tín dụng nhân dân ở các phường, xã gồm: phường Yên Thịnh, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phúc và xã Nam Cường, nâng tổng mức huy động nguồn vốn tín dụng - ngân hàng 6 tháng năm 2007 trên địa bàn thành phố Yên Bái đạt 1.699,8 tỷ đồng.