Ngành ngân hàng tỉnh Yên Bái: Trợ lực cho nền kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/1/2025 | 8:56:21 AM

YênBái - Như một “mạch máu” không thể thiếu của nền kinh tế, hệ thống tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc tiếp sức cho doanh nghiệp và người dân vượt qua thử thách, khơi dậy tiềm năng sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.


Năm 2024, nền kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, tăng trưởng chậm, sản xuất và thương mại toàn cầu gặp khó khăn. Đặc biệt, cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Yên Bái; trong đó, riêng ngành ngân hàng ước tính thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng, hơn 8.000 khách hàng đang có dư nợ tại các chi nhánh ngân hàng (CNNH), quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) bị ảnh hưởng.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, ngành ngân hàng tỉnh Yên Bái đã điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, hỗ trợ đắc lực cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2024, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt 20.800 tỷ đồng, tăng 7,87% so với cuối năm  2023, chiếm 42,45% tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 1.050 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 6,01% so với cuối năm 2023, chiếm 15,92% so với tổng dư nợ; dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.400 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cuối năm 2023.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành ngân hàng là kiểm soát nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bão số 3. Tuy nhiên, các CNNH, QTDND đã nghiêm túc chấp hành tỷ lệ an toàn vốn, thường xuyên rà soát và đánh giá, phân loại khách hàng nên tỷ lệ nợ xấu nội bảng chỉ chiếm 0,41% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu dưới 2%. Đặc biệt, với mục tiêu khơi thông nguồn vốn, phát triển sản xuất kinh doanh, ngành đã tăng cường các giải pháp nắm bắt, tháo gỡ kịp thời khó khăn của doanh nghiệp thông qua Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. 

Thông qua các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, ngành ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho 1.776 khách hàng với tổng số tiền cam kết 27.692 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 74.616 tỷ đồng. Các biện pháp giảm lãi suất, gia hạn nợ và tái cấu trúc khoản vay cũng đã giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất.

Bà Mai Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh cho biết: "Trước những thiệt hại nặng nề bão số 3 gây ra cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ thiết thực. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để triển khai ngay các chính sách tín dụng hỗ trợ khôi phục sản xuất, kinh doanh, giúp giảm bớt khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Các CNNH, QTDND trên địa bàn đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 202 khách hàng với dư nợ là 31,8 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay cho 4.445 khách hàng với dư nợ là 4.569,2 tỷ đồng; cho vay mới 3.390 khách hàng với dư nợ là 951,1 tỷ đồng. Các biện pháp trên đã hỗ trợ khách hàng bước đầu khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để khôi phục sản xuất, kinh doanh”. 

Nhờ có sự hỗ trợ từ tín dụng ngân hàng, nền kinh tế của tỉnh đã có những bước chuyển rõ rệt: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 7,91%; thu nhập bình quân đầu người đạt 56,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,68%.

Năm 2025 ngành ngân hàng tỉnh phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng từ 10 - 12% so với năm 2024 đồng thời tiếp tục cải thiện chất lượng tín dụng, bảo đảm tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Các giải pháp đồng bộ như phát triển dịch vụ thanh toán hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số và kết nối an sinh xã hội sẽ tiếp tục được triển khai để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, đến cuối năm 2024, tổng nguồn vốn các CNNH, QTDND đạt 55.000 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cuối năm 2023; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 49.000 tỷ đồng, tăng 17,99% so với cuối năm 2023.

Thông Nguyễn

Tags Yên Bái ngân hàng vốn kinh tế tín dụng

Các tin khác

Từ ý tưởng sơ khai đến sản phẩm hoàn chỉnh, mỗi thiết kế của Size Station là một câu chuyện về sự sáng tạo, tỉ mỉ và cam kết mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Môi trường sống của người dân ở Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng luôn phong quang, sạch đẹp.

Huyện Văn Yên đang vươn mình mạnh mẽ, không chỉ bằng những con số tăng trưởng kinh tế ấn tượng mà còn bằng sự chuyển mình sâu sắc trong công tác bảo vệ môi trường. Nơi đây, màu xanh của cây cối hòa quyện với màu xanh của những hành động thiết thực, tạo nên một bức tranh nông thôn mới (NTM) đầy sức sống, một "lá phổi xanh" giữa vùng đất quế anh hùng.

Lãnh đạo phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái tuyên truyền người dân thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng

Là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, thành phố Yên Bái có nhiều công trình, dự án quy mô lớn được đầu tư xây dựng liên quan đến công tác GPMB. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, UBND thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, phường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định, chế độ chính sách của Nhà nước về GPMB; đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án lớn của tỉnh và thành phố.

Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ tổ chức lớp tập huấn sản xuất ra an toàn cho hội viên nông dân xã Nghĩa Lộ

Trong năm 2024, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng, tư duy hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục