Đưa du lịch “đi” xa hơn

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/2/2025 | 9:07:57 AM

YênBái - Là cửa ngõ khu vực Tây Bắc với nhiều dân tộc sinh sống, có điểm nhấn với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại - Nghệ thuật Xòe Thái và 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Yên Bái đang định hình được sản phẩm du lịch chủ đạo của mình, đó là du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Du lịch Mù Cang Chải thu hút nhiều du khách trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Du lịch Mù Cang Chải thu hút nhiều du khách trong tỉnh, trong nước và quốc tế.


Năm 2024, Yên Bái tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả, đã thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng, đưa du lịch Yên Bái trở thành ngành kinh tế quan trọng, khẳng định vững chắc điểm đến hàng đầu của vùng Tây Bắc. 

Bà Vũ Thị Mai Oanh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: "Nhiều địa phương của tỉnh có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng văn hóa đặc sắc của đồng bào thiểu số, đã hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có. Với chủ trương "lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn văn hóa", thời gian qua, Yên Bái đã và đang chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân. 

Theo thống kê, Yên Bái hiện có 574 di sản văn hóa phi vật thể; trong đó, 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 6 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Do vậy, khi trải nghiệm du lịch tại Yên Bái, du khách được đắm mình trong không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua các lễ hội: hội Gầu Tào, hội khèn Mông; lễ mừng cơm mới; lễ hội ruộng bậc thang của người Mông hay lễ Cấp sắc của người Dao; lễ hội Xên bản, xên mường của người Thái; lễ hội Lồng tồng của nhiều dân tộc…  

Đặc biệt, du khách được thưởng thức các món ăn dân dã là những sản vật của người vùng cao như: xôi ngũ sắc, bánh dày, bánh chưng đen, nếp đặc sản, rau rừng, măng ớt, vịt bầu, các loại cá, gà, lợn đặc sản, dê núi, uống trà Shan tuyết cổ thụ...


Du khách trải nghiệm leo "Sống lưng khủng long” trên đỉnh Tà Xùa, huyện Trạm Tấu.  

Là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh, nhưng Trạm Tấu đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng thu hút du khách trong và ngoài nước, đặc biệt huyện đã khai thác tiềm năng suối khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm. Nếu như vài năm trước đây cả huyện chỉ có Khu sinh thái Suối khoáng nóng Cường Hải thì đến nay hàng chục homestay được đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng đã đi vào hoạt động. 

Anh Vũ Mạnh Hùng - Chủ Homestay A Hùng chia sẻ: "Homestay của gia đình nằm ngay đường vào khu du lịch suối khoáng nóng. Nhận thấy khách du lịch ngày càng tăng lên, khu du lịch suối khoáng nóng không còn sức chứa nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống phòng ở dạng bungalow nhỏ xinh nhưng khép kín, đầy đủ tiện nghi, có hệ thống sân vườn, không gian nhiều hoa, cây xanh cùng hệ thống nhà hàng, cafe. Homestay đã liên kết với khu du lịch suối khoáng nóng để có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tắm khoáng nóng với chi phí tiết kiệm hơn. Chúng tôi còn kết nối các cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm hữu ích, liên kết tạo các tour du lịch, sẵn sàng chia sẻ khách hàng với nhau để tất cả anh em cùng phát triển và xây dựng một cộng đồng văn minh, hiếu khách”. 

Đến nay, trên địa bàn huyện Trạm Tấu có 43 cơ sở lưu trú; trong đó, 1 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 5 nhà nghỉ, 37 cơ sở lưu trú homestay đủ điều kiện chuẩn kinh doanh lưu trú. Điểm chung của các cơ sở này là có cách làm du lịch mới mẻ, quan tâm tới chiến lược marketing, chú trọng xây dựng nhà ở, không gian, khuôn viên, hình thành các điểm check-in, ngắm cảnh...

Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, trong 2 năm trở lại đây, toàn huyện đưa vào khai thác trên 20 sản phẩm du lịch mới. Tiêu biểu như du lịch sinh thái ngắm ruộng bậc thang đã được công nhận là danh thắng quốc gia đặc biệt. Vào thời điểm lúa chín, khắp các thung lũng, sườn núi, ruộng bậc thang vàng óng, uốn lượn hòa vào màu xanh của núi rừng tạo nên vẻ đẹp bất tận níu chân du khách. 

Ông Trịnh Thế Bình - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: không chỉ vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, mà chính cuộc sống tự nhiên đời thường cùng phong tục, tập quán sinh sống đang tạo nên sản phẩm du lịch thu hút du khách. Nhà ngô Màng Mủ ở bản Màng Mủ, xã Mồ Dề là một ví dụ. Được hình thành từ cuộc sống lao động đời thường của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao, với nhiều cách trang trí sáng tạo, Nhà ngô Màng Mủ đã trở thành điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn, điểm check in thú vị cho nhiều du khách trong nước và quốc tế. 

Đánh giá hoạt động du lịch của tỉnh trong năm 2024, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nông Việt Yên phấn khởi cho biết: du lịch Yên Bái phát triển mạnh mẽ trong năm qua, thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn không thể thiếu đối với du khách, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và độc đáo riêng có trên hành trình du lịch Tây Bắc. Kết quả đó, là nền tảng, động lực cho du lịch Yên Bái đạt mục tiêu cao hơn, vươn xa hơn trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Để biến di sản thành tài sản, Yên Bái tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một sản phẩm du lịch. Riêng năm 2024, toàn tỉnh có 16 sản phẩm du lịch mới được công nhận. Vì vậy, lượng khách du lịch trong năm 2024 tăng cao kỷ lục, toàn tỉnh đón hơn 2,1 triệu lượt khách, cho doanh thu gần 1.800 tỷ đồng, gần bằng 120% kế hoạch.

Quang Thiều

Tags Yên Bái du lịch giá trị văn hóa di sản phi vật thể sản phẩm

Các tin khác
Nhờ chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 69, nhiều hộ dân ở xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò vỗ béo cho thu nhập cao. Ảnh: Văn Tuấn

Sau mỗi dịp tết Nguyên đán, số lượng đàn gia súc, gia cầm tại Yên Bái sụt giảm đáng kể do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao. Để bảo đảm nguồn cung và khôi phục sản xuất chăn nuôi, việc tái đàn cần được triển khai đồng bộ, bảo đảm an toàn dịch bệnh và hiệu quả kinh tế. Phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Ninh Trần Phương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh về những giải pháp cụ thể giúp ngành chăn nuôi phục hồi nhanh chóng và phát triển bền vững.

Đầu tư công góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 16/CĐ-TTg đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

NHNN cung cấp thông tin về người có liên quan của thành viên HĐQT, BKS, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng.

Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu năm 2025

Năm 2025, huyện Lục Yên được giao thu ngân sách 350 tỷ đồng. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đến ngày 16/2, toàn huyện đã thu ngân sách đạt trên 48 tỷ đồng, bằng 13,7% dự toán tỉnh giao. Trong đó, thu cân đối 37,4 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch; thu tiền sử dụng đất 10,7 tỷ đồng, bằng 10,7% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục