Vi phạm bảo hiểm xã hội: phạt 20 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/8/2007 | 12:00:00 AM

Ngày 16/8 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 135 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm hành chính về BHXH là 20 triệu đồng. Nghị định này cũng quy định các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động
Thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật BHXH, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền cao nhất là 20 triệu đồng.

Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; ngoài ra còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Tổ chức BHXH vi phạm cũng bị xử phạt

Nghị định còn quy định xử phạt tổ chức BHXH và tổ chức khác vi phạm hành chính trong BHXH. Nếu không cấp sổ BHXH hoặc không chốt sổ BHXH đúng hạn cho người lao động; không giải quyết chế độ đúng hạn cho người lao động tham BHXH theo quy định; không cấp giấy chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận sai của các cơ sở y tế, Hội đồng giám định y khoa để người lao động được hưởng chế độ BHXH có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

Nghị định nói người sử dụng lao động có hành vi không đóng BHXH cho toàn bộ số người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì tùy thuộc vào số người lao động mà bị phạt cảnh cáo (vi phạm với từ 1 đến 10 người lao động) hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 20 triệu đồng (mức phạt cao nhất áp dụng khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên).

Về phía người lao động, Nghị định quy định, người lao động có hành vi không đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động không nộp BHXH bắt buộc thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 1 triệu đồng; bị buộc truy nộp số tiền BHXH vào quỹ BHXH trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

(Theo Website Chính phủ)

Các tin khác
Tập quán chăn thả gia súc tự nhiên của người dân đang từng bước được thay đổi.

YBĐT – Là huyện có những điều kiện thuận lợi về đất đại, khí hậu và nguồn nhân lực nông nghiệp để phát triển chăn nuôi đại gia súc, tuy nhiên trong nhiều năm, tiền năng này vẫn chưa được huyện Trấn Yên (Yên Bái) khai thác hiệu quả để trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế.

Tiềm năng suối khoáng nóng tự nhiên ở Văn Chấn vẫn còn bỏ ngỏ.

YBĐT - Nằm trong cánh đồng Mường Lò đất đai mầu mỡ, tưới tiêu thuận lợi, cư dân có trình độ sản xuất thâm canh lâu đời. Cùng với nét văn hoá Thái - Mường đặc sắc, Sơn A, huyện Văn Chấn (Yên Bái) còn được thiên nhiên ban tặng cho suối nước nóng thiên nhiên Cò Cọi. Nhưng, đến thời điểm này những lợi thế về tiềm năng đó vẫn ngủ yên. Sơn A vẫn là một xã nghèo!

Nhiều đường phố chính cũng không có hành lang đường dù mặt đường đã láng nhựa.

YBĐT - Những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã có những cố gắng để từng bước hoàn thiện hệ thống đường giao thông trên địa bàn. Tuy nhiên, để có những con đường tương xứng với tầm phát triển và đòi hỏi mỹ quan của thị xã thì Nghĩa Lộ rất cần sự nỗ lực và đầu tư mạnh mẽ hơn.

Du khách đến Yên Bái trong các lễ hội mùa xuân.

YBĐT - Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái đã ra Nghị quyết 07-NQ/TU về “Đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển quan trọng của tỉnh”, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng du lịch hàng năm đạt từ 30% trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục