Yên Bình: Các cấp và các ngành đồng hành cùng doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trên địa bàn huyện Yên Bình (Yên Bái)hiện có 5 công ty cổ phần, 35 công ty trách nhiệm hữu hạn, 14 doanh nghiệp tư nhân, 41 hợp tác xã (tính cả hợp tác xã điện nông thôn), 1 quỹ tín dụng nhân dân và 725 hộ kinh doanh cá thể, tập trung ở một số ngành nghề chủ yếu là: chế biến lương thực, thực phẩm; khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản, sửa chữa gia công cơ khí, sản phẩm mộc dân dụng, bao bì, chè, sản phẩm từ kim loại...

Sản phẩm đồ mỹ nghệ bằng gỗ lũa của một cơ sở sản xuất tại xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình). (Ảnh: Ngọc Sơn)
Sản phẩm đồ mỹ nghệ bằng gỗ lũa của một cơ sở sản xuất tại xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình). (Ảnh: Ngọc Sơn)

Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục được khuyến khích đầu tư phát triển. UBND huyện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện có cơ hội tìm hiểu và đầu tư trên địa bàn; thường xuyên thông tin các chương trình kinh tế - xã hội, giới thiệu những tiềm năng thế mạnh của huyện tới các doanh nghiệp; cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn giúp các thành phần kinh tế tìm hiểu về chính sách thuế, đất đai, chính sách thu hút đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính, đảm bảo cơ chế thông thoáng; không can thiệp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện đã làm tốt công tác quy hoạch đất đai ở 25 xã thị trấn; quy hoạch cụm dân cư, cụm công nghiệp tại xã Mông Sơn; vùng lúa cao sản, chăn nuôi đại gia súc, nuôi thủy sản, trồng rừng, trồng chè... phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu; triển khai xây dựng các công trình chợ; đường giao thông; đường điện theo kế hoạch của tỉnh và huyện, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp chế biến và bao tiêu sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hoạt động sản xuất và kinh doanh vẫn ổn định và tiếp tục phát triển.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và nhân dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu; tạo việc làm cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư phát triển, tích cực khai thác nguồn nhiên liệu sẵn có của địa phương; mạnh dạn đầu tư công nghệ mới; mở rộng sản xuất, kinh doanh tổng hợp đa ngành, đa nghề; xây dựng thương hiệu sản phẩm; phát huy tốt nội lực để nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số sản phẩm làm ra đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Tổng giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh toàn huyện năm 2007 đạt 130 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2006, tăng 12,3% so kế hoạch tỉnh và tăng 8,3% so kế hoạch huyện. Tổng thu ngân sách ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện đạt 11.432,5 triệu đồng. Có 70 đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tăng 10 đơn vị so với năm 2006.

Những đơn vị tiêu biểu thực hiện nghĩa vụ thuế vào ngân sách huyện đạt cao là: Công ty cổ phần Mông Sơn 1.801,9 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến 465,5 triệu đồng; Doanh nghiệp tư nhân Đức Huy 411 triệu đồng; Công ty TNHH Chè Bảo Ái 309 triệu đồng; Công ty TNHH Công Dũng 286,3 triệu đồng; Hợp tác xã chè Hương Lý 245,7 triệu đồng...

Năm 2008, huyện Yên Bình phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,3% trở lên, huyện xác định phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn là khâu đột phá, là khâu quyết định đến sự phát triển chung của toàn huyện. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhiều ngành nghề, tập trung vào khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện trên các lĩnh vực chủ yếu, đó là: công nghiệp chế biến nông, lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản; vật liệu xây dựng.

Huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp với phương châm: doanh nghiệp mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp và người lao động, đồng thời nộp thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước; giải quyết kịp thời các đề nghị của doanh nghiệp theo thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh ngành nghề mà tỉnh và huyện khuyến khích phát triển; thường xuyên thông tin các chương trình kinh tế - xã hội của huyện tới các doanh nghiệp, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính.

Xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà và cản trở hoạt động của doanh nghiệp; tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, với phương châm: nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao giá trị trên một ha đất canh tác; sản xuất nông lâm nghiệp phải tập trung tạo ra vùng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp; nông nghiệp phải phục vụ cho công nghiệp...

  Đỗ Thùy Dương

Các tin khác

Ngày 25.3, Hiệp hội Thép Việt Nam có công văn gửi Bộ Công thương và Văn phòng Chính phủ về việc các doanh nghiệp ngành thép thống nhất trong tháng 3.2008 không tăng giá bán thép.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 518/BXD-KTTC do Thứ trưởng Đinh Tiến Dũng ký ngày 25/3/2008 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung một số hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá vật liệu xây dựng (VLXD).

Lạm phát đang đè nặng lên vai người tiêu dùng.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết ngày 1/4 tới, họ sẽ công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, đồng thời sẽ đưa ra nhận xét về kinh tế vĩ mô và triển vọng của Việt Nam trong năm 2008

"Lạm phát đang căng thẳng. Đưa ra bàn bạc rồi thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng vào thời điểm này liệu có làm nóng thêm tình hình?", bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ băn khoăn, trong phiên thảo luận chiều 25/3 về Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục