Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái:

Đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) là một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Việt Nam. Trải qua 20 năm xây dựng, phát triển, với vai trò một ngân hàng thương mại chủ lực, cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng toàn diện, VietinBank đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Mới đi vào hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Yên Bái đã đạt vốn huy động trên 20 tỷ đồng.
Mới đi vào hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Yên Bái đã đạt vốn huy động trên 20 tỷ đồng.

Nhân dịp khai trương VietinBank Chi nhánh Yên Bái (12/6/2008), phóng viên YBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Văn Hanh - Giám đốc Chi nhánh Yên Bái về tiềm năng thị trường và định hướng phát triển của Ngân hàng trên thị trường Yên Bái.

Xin ông cho biết lý do nào để Ngân hàng Công thương Việt Nam mở Chi nhánh tại Yên Bái ?

 Yên Bái là một tỉnh nằm sâu trong nội địa lại không trong trục hành lang kinh tế Đông Tây, song Yên Bái lại là một tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, Yên Bái còn thực hiện khá tốt việc thu hút đầu tư với những cơ chế, chính sách thông thoáng, kết quả đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông-lâm sản, khai khoáng… cũng không ngừng lớn mạnh. Đi đôi với đó là nền kinh tế - xã hội địa phương rất phát triển, tốc độ phát triển kinh tế luôn ở mức cao; gắn với phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng ở mức cao hơn, đa dạng hơn, đó cũng là lý do mà Ngân hàng Công thương Việt Nam mở Chi nhánh tại Yên Bái.

 

Ông Ngô Văn Hanh - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Yên Bái.

Bên cạnh đó, trên cơ sở khảo sát và kế hoạch mở rộng mạng lưới của Ngân hàng Công thương Việt Nam, được sự ủng hộ, giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các ban, ngành và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận ngày 27/2/2008, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có Quyết định số 058/QĐ-HĐQT –NHCT1 thành lập chi nhánh Yên Bái với tên gọi: Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái. Ngay sau khi có quyết định thành lập, Chi nhánh đã thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, đồng thời tổ chức đào tạo cán bộ, viên chức và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để Chi nhánh đi vào hoạt động kể từ ngày 26/5/2008.

 Phương châm hoạt động, phục vụ và kết quả hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua?

Với nền tảng công nghệ của một ngân hàng hiện đại, toàn bộ các giao dịch được kết nối trực tuyến với trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện, 3 sở giao dịch, 138 chi nhánh và trên 700 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, Chi nhánh Yên Bái cam kết thực hiện các chính sách phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, luôn tạo cho khách hàng sự hài lòng, tin cậy khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương. Chi nhánh đã đề ra mục tiêu hoạt động cụ thể và những giải pháp cụ thể có tính chiến lược để tổ chức thực hiện, trong đó giải pháp quan trọng hàng đầu là phương pháp tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng, tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh, thương hiệu VietinBank, chính sách tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương; tổ chức giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả, tạo cho khách hàng có niềm tin, sự hài lòng khi giao dịch và lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Đối với công tác huy động nguồn vốn, Chi nhánh đã triển khai các hình thức huy động vốn hấp dẫn phù hợp nhu cầu và tâm lý người gửi tiền như các thể thức tiết kiệm kỳ hạn ngắn (tuần, tháng…); tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo số dư tiền gửi, tiết kiệm trả lãi trước; các chương trình tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu dự thưởng… Đặc biệt, khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh Yên Bái song có thể rút tiền tại bất kỳ địa phương nào trong cả nước có điểm giao dịch. Trong công tác đầu tư vốn, Chi nhánh luôn chủ động tiếp cận khách hàng, tiếp cận các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để thẩm định và đầu tư vốn cho người vay nhằm chủ động trong việc mở tín dụng, vừa bảo đảm an toàn vốn vay vừa bảo đảm hiệu quả của người vay.

Những cơ chế chính sách, phục vụ, tổ chức thực hiện như trên bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt. Tuy mới đi vào hoạt động được chưa đầy 2 tuần, Chi nhánh đã huy động nguồn vốn trên 20 tỉ đồng, với hàng trăm khách hàng là tổ chức, cá nhân có quan hệ mở tài khoản thanh toán và gửi tiền tiết kiệm. Dư nợ cho vay cũng đạt 21 tỉ đồng với gần 100 khách hàng. Công tác thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro được coi trọng để hạn chế rủi ro và nợ xấu. Các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại, chi trả kiều hối, dịch vụ ngân hàng tự động (ATM, thẻ tín dụng)… được cung ứng đầy đủ tới khách hàng và thu được kết quả đầy lạc quan.

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh luôn quan tâm đến giáo dục về đạo đức, tác phong, thái độ phục vụ khách hàng và văn hóa giao tiếp để xây dựng hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng Công thương.

Về sự kiện ra mắt thương hiệu mới của Ngân hàng Công thương Việt Nam?

Trước những cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế, Hội đồng quản trị, Ban điều hành Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định xây dựng tầm nhìn và diện mạo mới nhằm phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành ngân hàng thương mại lớn tại khu vực châu Á.

Từ ngày 15/4/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức ra mắt thương hiệu mới: Tên pháp lý: Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tên đầy đủ (tiếng Anh): Vietnam Bank for Industry and Trade. Tên thương hiệu (tên giao dịch quốc tế): VietinBank. Mẫu logo: VietinBank. Câu định vị thương hiệu (Slogan): Nâng giá trị cuộc sống. Ngân hàng cam kết cùng với việc thay đổi thương hiệu sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nhằm hướng tới mục tiêu “TIN CẬY, HIỆU QUẢ, HIỆN ĐẠI” đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu VietinBank, tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng.

Mục tiêu, định hướng của Chi nhánh trong thời gian tới?

Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn vốn, để mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng, cung ứng ra thị trường các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động để thu hút khách hàng và phát triển thị phần. Để thực hiện được mục tiêu đó, Chi nhánh tiếp tục bám sát vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xử lý tác nghiệp, phương pháp tổ chức hoạt động và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng và dịch vụ tiện ích của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, năng lực kinh doanh và uy tín với bạn hàng, tạo ra nhiều việc làm, sản phẩm đóng góp tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Xin cảm ơn ông!

Nhóm PV YBĐT (Thực hiện)

Các tin khác

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành ngày 9-6-2008 Nghị định 75/2008/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25-12-2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá

Mỗi năm xã Sùng Đô (Văn Chấn) phấn đấu giảm 20% diện tích lúa nương để trồng rừng kinh tế.

YBĐT - Vào lúc 14 giờ ngày 29/5/2008, tại thôn Đồng Quẽ, xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) xuất hiện một đám cháy khá lớn. Tuy khu vực cháy chỉ là những bụi lau lách nhưng nguy cơ đám cháy lan rộng, thiêu trụi nhiều ha rừng trồng của người dân trong xã là rất cao.

Trong cuộc trao đổi với báo chí sáng 10/6, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định sẽ tiếp tục giữ giá xăng dầu, cây xăng nào ngưng bán hàng sẽ bị rút giấy phép ngay lập tức.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục dâng cao.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định nâng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ mức 12% lên 14% một năm, áp dụng từ 11/6, nhằm kiềm chế lạm phát. Như vậy, trần lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế vay được nới lên thành 21%, thay vì 18% như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục