Vũ Linh đẩy mạnh phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm trước đây, Vũ Linh là xã chậm phát triển của huyện Yên Bình (Yên Bái), bởi nhiều lý do khác nhau như: trình độ dân trí không đồng đều, nhiều hộ dân còn thiếu kiến thức để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, một số hộ gia đình đói nghèo đông con, song lại chưa chấp hành tốt các quy định về dân số…

Chăn nuôi lợn là hướng làm giàu của người dân Vũ Linh.
Chăn nuôi lợn là hướng làm giàu của người dân Vũ Linh.

Những tồn tại đó là rào cản lớn đối với Vũ Linh, trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Để từng bước giúp dân xoá đói giảm nghèo, Đảng bộ xã đã bám sát vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vận dụng vào thực tiễn ở địa phương, phát huy sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương đã đề ra.

Đưa chúng tôi đi thăm những thửa ruộng lúa cao sản đang vào độ thu hoạch, bông chắc nịch, anh Nịnh Văn Chung - Chủ tịch UBND xã cho biết: “ Xã Vũ Linh  có 1.034 hộ với trên 4.928 nhân khẩu, bao gồm 5 dân tộc anh em Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng cùng chung sống ở 13 thôn, bản, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông- lâm nghiệp và chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Do đặc thù như vậy, Đảng bộ xã xác định để giúp dân phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, bằng mọi cách phải áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào thâm canh lúa nước, đưa giống chè giống mới có năng suất chất lượng tốt vào trồng; phát triển diện tích rừng bằng một số giống cây mới như cây keo, bạch đàn mô, trồng sắn cao sản và phát triển chăn nuôi đa dạng. Để thực hiện tốt chủ trương này, Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo đảng viên phải luôn là những người đầu tầu gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương này, đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất, phát triển chăn nuôi giữa các hộ là cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân trong xã”.

Trong sản xuất nông nghiệp, thâm canh cây lúa nước, ngoài việc tổ chức xây dựng các mô hình đưa giống lúa có năng suất chất lượng tốt vào gieo cấy cho nhân dân học tập làm theo, xã đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học- kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân học tập áp dụng vào sản xuất chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm trước đây, khi chưa đưa giống lúa lai vào sản xuất, năng suất lúa của xã chỉ đạt từ 40- 43 tạ/ha. Qua được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đồng bào Tày, Dao, Nùng, Cao Lan trong xã đã mạnh dạn đầu tư đưa giống lúa cao sản vào gieo cấy đạt gần 70% diện tích, vì vậy đã tạo được sự bứt phá về cả về năng suất và sản lượng.

Năm 2007, nhân dân dân trong xã gieo cấy được trên 289 ha lúa nước, trong đó lúa cao sản gieo cấy đạt 200 ha; năng suất bình quân đạt trên 48 tạ/ha/vụ, tổng sản lượng lương thực đạt 1.677, 4 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 340 kg/người/năm. Cùng với việc thâm canh cây lúa, xã đã vận động nhân dân trồng thêm cây ngô, cây sắn, cây chè và cây ăn quả để tăng thu nhập cho nhân dân, mỗi năm các hộ dân gieo trồng được 86,7 ha ngô, trong đó ngô đông trên đất 2 vụ lúa trồng được 63,7 ha, năng suất đạt  30 tạ/ ha, sản lượng đạt trên 260 tấn; sắn trồng được 445 ha, năng suất đạt từ 20 tấn/ha, sản lượng đạt 8.900 tấn, hàng năm người dân trong xã có thêm thu nhập từ cây sắn từ 4- 5 tỷ đồng. Cây chè cải tạo, trồng mới được 35,2 ha, nhiều diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt từ 3- 4 tấn/ha.

Nhằm phát huy mọi thế mạnh của địa phương, ngoài việc vận động đồng bào các dân tộc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng bộ xã còn định hướng cho nhân dân phát triển chăn nuôi lợn, nuôi cá lồng. Tổng đàn lợn của xã hiện có trên 4.700 con, mỗi năm các hộ dân trong xã bán ra thị trường hàng trăm tấn lợn thịt hơi. Nhiều hộ nuôi từ 40- 70 con như gia đình Trần Văn Thiện, Hà Đình Phi, Trần Văn Huỳnh... mỗi năm xuất bán được từ 7- 12 tấn lợn hơi ra thị trường, mang về một khoản thu nhập không nhỏ. Cùng với chăn nuôi lợn, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, năm 2007, xã có 16 lồng cá, bình quân mỗi lồng thu nhập được từ 3,5- 4 triệu đồng; năm 2008, đã có 8 hộ dân tiếp tục đầu tư nuôi cá lồng để phát triển kinh tế...

Đảng bộ xã Vũ Linh đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhờ vậy, đến nay số hộ giàu có trong xã chiếm tới 20%, số hộ có đài, ti vi chiếm 95% và số hộ có xe máy chiếm trên 80%. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 4,5 triệu đồng, xã phấn đấu đưa mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt trên 7 triệu đồng/ người/năm. 

   Minh Hằng

Các tin khác

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng khá cao nhưng con số nhập siêu đã đạt tới một nửa giá trị xuất khẩu.

Ngân hàng Nhà nước chiều ngày 26/6 quyết định giữ lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam ở mức 14% một năm và cho biết có thể tiến tới nới lỏng dần chính sách tiền tệ nếu lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt. Riêng biên độ tỷ giá sẽ được nới lên thành 2%, thay vì mức 1% như hiện nay.

Năm 2008, huyện vận động và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, HTX và các hộ dân xây dựng 4 trang trại chăn nuôi bò có quy mô trên 50 con. Ảnh: Thanh Ba.

YBĐT - Nhằm phát triển và đưa chăn nuôi gia súc, gia cầm trở thành hàng hoá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói nghèo, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã và đang xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi theo kiểu trang trại với quy mô chăn nuôi trên 100 con trâu, bò, lợn/trang trại.

YBĐT - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả thị trường tăng, thiếu nguyên nhiên vật liệu, thời tiết... nhưng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) trong 5 tháng đầu năm tiếp tục được duy trì.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục