Canh tác sắn trên đất dốc ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn đưa cây sắn vào canh tác. Chính nhờ sự chuyển đổi này mà tập đoàn cây công nghiệp của địa phương ngày càng phong phú và nhiều hộ dân nhờ thế sớm thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.

Cây sắn đã có mặt ở 14 xã trong huyện và Văn Yên trở thành vùng cung cấp nguyên liệu lớn cho các cơ sở chế biến tinh bột sắn trong và ngoài tỉnh.
Cây sắn đã có mặt ở 14 xã trong huyện và Văn Yên trở thành vùng cung cấp nguyên liệu lớn cho các cơ sở chế biến tinh bột sắn trong và ngoài tỉnh.

Cây sắn đã có mặt ở 14 xã trong huyện và Văn Yên trở thành vùng cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở chế biến tinh bột sắn trong và ngoài tỉnh. Nhưng thói quen canh tác manh mún, dựa vào tự nhiên đã khiến một số diện tích qua những năm vắt sức nuôi cây sắn sớm trở nên nghèo kiệt đang có nguy cơ bạc màu. Trước thực trạng đó, Huyện uỷ Văn Yên đã có nghị quyết chuyên đề về “Canh tác sắn bền vững trên đất dốc”; UBND huyện lập đề án, kế hoạch thực hiện ở các xã vùng quy hoạch trồng sắn.

Vừa qua, Thường trực HĐND huyện đã có cuộc giám sát về vấn đề này tại 5 xã vùng trọng điểm là: Mậu Đông, Tân Hợp, Quang Minh, Đông Cuông, Yên Thái. Kết quả giám sát cho thấy, Đảng uỷ và HĐND các xã đều có nghị quyết, UBND đã tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất cùng các yếu tố tác động đến việc canh tác sắn bền vững trên địa bàn từng thôn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Các xã cũng đã tiến hành kiện toàn ban chỉ đạo, đồng thời có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu cho từng thôn cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên của ban chỉ đạo trực tiếp phụ trách thôn và các khâu công việc cụ thể. 

Năm 2008, toàn huyện trồng được 6.644ha, trong đó có 6.210ha sắn công nghiệp và kế hoạch đặt ra trong năm sẽ canh tác bền vững 2000ha. Thực tế chỉ mới triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp canh tác sắn bền vững được 1.358ha, trong đó trồng băng cốt khí, băng cỏ 562ha; trồng keo trên đỉnh đồi 459ha; trồng xen lạc, đậu đỗ 205ha; san gạt đường băng chống xói mòn 132ha.

Với vai trò hướng dẫn kỹ thuật, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với địa phương tổ chức các hình thức tập huấn kiến thức và chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững cho hộ trồng sắn. Một số mô hình canh tác sắn bền vững được xây dựng tại xã Mậu Đông để nông dân tham quan và áp dụng thực hiện.

Cũng tại 5 xã, kết quả khảo sát cho thấy số hộ thực hiện canh tác sắn bền vững là 35,9% so với tổng số hộ trồng sắn. Số diện tích sắn trồng năm 2008 được áp dụng các biện pháp canh tác bền vững theo đề án là 32,3%, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2006. Nếu so với kế hoạch được UBND huyện giao thì xã đạt cao nhất là 62,9%, xã đạt thấp nhất là 18,1% và chưa có xã nào thực hiện biện pháp gạt tiểu đường băng bậc thang. Hiện nay tất cả diện tích sắn đã làm cỏ xong và đang bước vào thời kỳ sinh trưởng tốt.

Qua giám sát thực địa, những diện tích canh tác từ năm thứ ba trở đi mà không áp dụng các biện pháp canh tác bền vững thì cây sắn sinh trưởng chậm. Nhất là diện tích trồng trên đỉnh đồi có độ dốc lớn thì cây sắn rất nhỏ do đất bị xói mòn và có biểu hiện của sự thoái hoá.

Tìm hiểu nguyên nhân, thấy rằng nhận thức của nhân dân về canh tác sắn bền vững trên đất dốc tuy đã có chuyển biến nhưng còn chậm. Họ chỉ quan tâm đến cây sắn cho thu hoạch sản phẩm trực tiếp, trước mắt mà chưa chú trọng trồng xen cây có tác dụng vừa cho thu nhập, vừa chống xói mòn  và tăng độ phì cho đất như cây họ đậu.

Nhiều hộ không muốn trồng đường băng cốt khí cùng băng cỏ trên nương sắn vì sợ mất diện tích trồng sắn. Một số hộ tuy có tạo đường băng nhưng trồng chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, trồng 1 hàng thay vì 2 hàng trên một đường băng và lại trồng sát hàng sắn. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cộng với đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước về hạt giống cốt khí, giống cỏ... còn tương đối phổ biến.

Mặt khác, các hộ trồng sắn còn cho rằng biện pháp san gạt tiểu đường băng khó thực hiện vì mất nhiều công và sau khi san gạt xong thì phải cải tạo phần đất củ trên diện tích đã gạt đường băng sẽ tăng chi phí về phân bón. Việc triển khai trồng keo trên đỉnh đồi sắn ở một số xã gặp khó khăn do vài hộ cùng canh tác trên một quả đồi, quá trình phân chia đất mang tính tự phát và đã trở thành cố hữu nên đất canh tác manh mún.

Nhiều lô không chia dọc mà phân ngang theo sườn đồi dẫn đến diện tích đỉnh đồi chỉ do một hoặc hai hộ canh tác và họ không chấp nhận việc dành toàn bộ diện tích đỉnh đồi để trồng keo. Có cả những vùng không có đất chuyên canh sắn như: Tân Hợp, Yên Thái... thì các nương sắn hiện nay đều nằm xen kẽ ở các triền đồi đã trồng cây lâm nghiệp, chỉ sau 2-3 năm khi cây lâm nghiệp khép tán thì không trồng sắn nữa. Đối tượng đất này hầu như các hộ trồng sắn không áp dụng biện pháp nào để chống xói mòn mà coi việc trồng xen sắn cũng là biện pháp chống xói mòn đất nên không trồng băng cốt khí và băng cỏ.

Đáng trách nhất là sự quan liêu của ban chỉ đạo ở một số xã, do thiếu sâu sát kiểm tra, đôn đốc đến từng hộ dân nên thấy một số hộ xếp cây sắn thành đường đồng mức lại ngỡ rằng dân đã san gạt đường băng; hoặc gieo hạt cốt khí xong không lấp đất, trồng không đúng yêu cầu kỹ thuật. Lại có nơi khi nhận kế hoạch giám sát mới hướng dẫn, đôn đốc vài hộ làm để có địa chỉ báo cáo.

Canh tác sắn bền vững trên đất dốc đang là việc làm cần thiết để bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái ở Văn Yên. Đây không chỉ là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng đất. Cùng với các giải pháp về đất đai, kỹ thuật thì việc tuyên truyền để nhân dân hiểu ý nghĩa của việc làm là vô cùng cần thiết. Thực hiện tốt các biện pháp canh tác sắn bền vững, Văn Yên sẽ khẳng định sự thành công của chương trình kinh tế lớn của huyện; củng cố thêm chỗ đứng của loại cây công nghiệp mới trên vùng đất quế.

Thế Quynh

 

Các tin khác
Chính phủ khẳng định, không thiếu xăng phục vụ người dân.

Tại buổi họp báo chiều 2/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, liên bộ đã trình Chính phủ lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu trong thời gian tới. Trong 6 tháng đầu năm, ngân sách nhà nước đã bù lỗ cho mặt hàng này 11.000 tỷ đồng.

Nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động ngân hàng, nhất là những vi phạm trong hoạt động tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố thiết lập đường dây nóng.

Sản xuất ván ghép thanh ở Công ty TNHH Thành Đạt (Thành phố Yên Bái).

YBĐT - Từ đầu năm 2008 đến nay, tỉnh Yên Bái đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 91 doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký 346,5 tỷ đồng, trong đó có 23 doanh nghiệp tư nhân, 34 công ty TNHH, 21 công ty cổ phần.

YBĐT - Xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu) có 7.984,26ha đất có rừng, trong đó, rừng tự nhiên 7.260,79 ha, rừng trồng 724,17 ha. Các diện tích rừng ở Túc Đán có trữ lượng gỗ lớn, trong đó gỗ nhóm I khá nhiều, địa bàn xã lại giáp ranh với thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn nên thuận lợi cho giao thương hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục