Nhìn lại công tác cải cách thủ tục hành chính ở ngành Thuế Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với tiến trình cải cách của các cơ quan quản lý Nhà nước, những năm qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thực hiện lộ trình cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá hệ thống thuế đến năm 2010, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, góp phần tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các thành phần kinh tế.

Chi cục Thuế thành phố Yên Bái tổ chức thu thuế tại các điểm tập trung.
Chi cục Thuế thành phố Yên Bái tổ chức thu thuế tại các điểm tập trung.

Trong quá trình thực hiện, nhiều biện pháp chỉ đạo nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thực tế của  tỉnh đã được áp dụng, có tính chất quyết định đến việc tăng thu ngân sách. 

Ngay từ năm 1996, Cục Thuế đã tích cực triển khai công tác kế toán hộ kinh doanh (KD), giúp người KD đổi mới cách nghĩ, cách làm. Từ chỗ nộp thuế theo hình thức khoán chuyển sang nộp thuế theo kê khai, phù hợp với qui mô KD, tạo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp và hạch toán được lỗ, lãi để đầu tư có hiệu quả vào SXKD.

Năm 1998, đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức thu thuế tại các điểm tập trung và thu thuế qua kho bạc, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Qua hơn 10 năm thực hiện, đến nay vẫn được duy trì và đã trở thành nề nếp, nhất là các kỳ thu thuế nhà đất đã trở thành ngày hội của người dân, tạo nên một phong trào thi đua nộp thuế sôi nổi giữa các xã, phường, thị trấn.

Để tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn lưu thông sản phẩm, năm 2001, Cục Thuế đã tham mưu trình UBND tỉnh và Tổng cục Thuế cho áp dụng hoá đơn kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá, không bị ép cấp, ép giá, được người dân đồng tình ủng hộ. Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành chỉ thị về việc tổ chức thực hiện kê khai lại diện tích tính thuế nhà đất.

Sau khi triển khai, diện tích đất đưa vào quản lý thu thuế tăng 38,6%, số thuế tăng 30,6%. Đồng thời, ứng dụng thành công chương trình quản lý thuế nhà đất cấp cục thuế, chi cục thuế và đội thuế trên máy tính do công chức Cục Thuế viết, nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý dữ liệu chặt chẽ, chính xác và đề cao trách nhiệm của cán bộ thuế trong việc kiểm tra, hướng dẫn kê khai, lập sổ bộ thuế, tạo sự thống nhất chung trong trình tự thu, nộp thuế nhà đất trên địa bàn.

Để hạn chế tình trạng thất thu thuế cả về số lượng đối tượng KD, cả về doanh thu tính thuế và số thuế nộp NSNN, Cục Thuế đã tham mưu cho UBND tỉnh ra chỉ thị về việc triển khai các biện pháp chống thất thu thuế đối với cơ sở SXKD và dịch vụ ngoài quốc doanh (NQD). Trên cơ sở này, ngành thuế đã kiểm tra điều chỉnh doanh thu đối với các hộ nộp thuế theo phương thức khoán. Mức doanh thu tính thuế tăng trung bình từ 30 đến 60% so với bộ thuế đang quản lý.

Đây là đợt tổng kiểm tra doanh thu và nộp thuế đối với cơ sở SXKD khu vực kinh tế NQD có qui mô nhất từ trước đến nay, nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng cho người nộp thuế (NNT) và chống thất thu cho NSNN. Theo đó, đã phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, kiểm lâm chống thất thu hoạt động KD xe gắn máy, chế biến lâm sản và thu mua gom nguyên liệu chè búp tươi, tạo môi trường KD lành mạnh cho các thành phần kinh tế.

Hiện nay, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đang chuyển đổi từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức hỗ trợ, phục vụ để NNT tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy, đã nỗ lực CCHC thuế theo hướng đơn giản, thuận tiện, không gây phiền hà cho NNT. Thực hiện cải cách đồng bộ tất cả các khâu từ phương thức tiếp nhận và kiểm tra tờ khai, thủ tục bán hoá đơn, qui trình kiểm tra, thanh tra, rút ngắn thời gian cấp mã số thuế đến qui trình tự khai, tự nộp.

Từ đó, có thể trợ giúp thiết thực cho NNT, giúp họ tránh được những sai sót không đáng có; quan tâm phát triển chức năng tuyên truyền, hỗ trợ, nhằm giải quyết nhanh chóng những vướng mắc và thủ tục hành chính có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT cũng như tiết kiệm đáng kể các chi phí hành chính, nguồn lực trong công tác quản lý của cơ quan thuế, tổ chức bộ phận giao dịch “một cửa” ở cơ quan thuế các cấp từ tháng 7/2007, khi Luật Quản lý thuế được triển khai thực hiện. Tại đây, đã bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng giao tiếp và có tinh thần trách nhiệm cao. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuế, qui chế làm việc của bộ phận “một cửa”.

Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký KD, đăng ký thuế, cấp phép khắc dấu; phối hợp với cơ quan tài nguyên - môi trường các cấp cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Từ đó, mối quan hệ giữa NNT và cơ quan thuế được cải thiện rõ rệt, công tác quản lý thuế đã đi vào nề nếp. Đồng thời, sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ từ Cục Thuế tỉnh đến các chi cục thuế; chuyển mạnh từ quản lý thuế tập trung sang cơ chế quản lý thuế theo chức năng; thực hiện tốt công tác uỷ nhiệm thu và phân cấp đối tượng quản lý giữa Cục Thuế tỉnh, các chi cục thuế phù hợp với năng lực quản lý của mỗi cấp và cơ cấu tổ chức bộ máy mới. Từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT để cả cơ quan thuế và NNT cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Linh Nhung

Các tin khác

YBĐT - Năm 2008, Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) được giao thu ngân sách Nhà nước trên 2,3 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, đơn vị đã thu được trên 1,4 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch năm, trong đó, các khoản đạt cao là thu lệ phí trước bạ 148% chỉ tiêu giao, thuế nhà đất 83%, thu khác ngân sách 83%...

Nhân dân xã Đông Cuông (Văn Yên) thu hoạch lúa chiêm xuân.

YBĐT - Thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng” góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, từ vụ mùa năm 2006, hai xã An Thịnh và Yên Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã áp dụng trên diện hẹp chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) hướng dẫn.

Nông dân được mùa.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, sản lượng lương thực cả nước năm 2008 ước đạt khoảng 36,5 - 36,8 triệu tấn, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 28 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 8,5 - 8,8 triệu tấn.

Làm muối ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Tình trạng sốt muối đã đẩy giá muối trong nước lên cao chóng mặt đến mức, ở thời điểm hiện tại, giá muối tại Việt Nam chạm ngưỡng đắt nhất thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục