Công nghiệp Yên Bái: Cần có bước đột phá, tăng tốc
- Cập nhật: Thứ năm, 24/7/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Số liệu thống kê của ngành công nghiệp cho thấy, nếu như năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, thì đến cuối năm 2007, ngành công nghiệp Yên Bái đã đạt giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên gần 1,4 nghìn tỷ đồng và qua 6 tháng đầu năm 2008 đạt 650 tỷ đồng, phấn đấu đến cuối năm 2008 đạt 1,8 nghìn tỷ đồng.
|
Xét trên tất cả các chỉ tiêu và định hướng phát triển, ngành công nghiệp đã thực hiện tương đối toàn diện mục tiêu của tỉnh về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Để làm được điều đó, trong giai đoạn này, ngành Công nghiệp trước đây đã tích cực tham mưu cho tỉnh chỉ đạo và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh như được tiếp thêm sức mạnh để chủ động tìm kiếm đối tác, đầu tư mở rộng nhà xưởng, khai thác thị trường trong và ngoài nước nên một số sản phẩm chế biến có tiềm năng lợi thế như: xi măng, felspat bột, đá vôi trắng, quặng sắt, sứ kỹ thuật, kaolin tinh lọc, gạch xây dựng, chè chế biến…đều có thị trường tiêu thụ ổn định.
Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua còn dàn trải, chưa hình thành được các ngành và sản phẩm trọng điểm; các doanh nghiệp có vốn kinh doanh còn hạn chế, hầu hết là qui mô vừa và nhỏ; phân bổ công nghiệp còn rải rác, gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường, gây khó khăn cho việc phát triển theo qui hoạch. Mặt khác, việc đầu tư công nghệ thích hợp, công nghệ cao cũng gặp nhiều hạn chế; chất lượng và mẫu mã hàng hoá còn yếu, sức cạnh tranh thấp. Từ đó dẫn đến chuyển dịch trong cơ cấu còn chậm chạp, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế còn thấp.
Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như: Yên Bái là một tỉnh miền núi địa hình phức tạp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; không nằm trong qui hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm của cả nước; điểm xuất phát chung của nền kinh tế thấp; nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan cũng cần phải nhìn nhận rằng, còn có những nguyên nhân chủ quan làm cho ngành công nghiệp chậm phát triển như: chủ trương phát triển công nghiệp mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, chưa cụ thể hoá thành các đề án phù hợp; chưa thực sự có chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp mang tính dài hơi; mức độ đầu tư cho công nghiệp chưa tương xứng với vị trí của ngành kinh tế trung tâm; khu vực kinh tế dân doanh vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để đầu tư các dự án có qui mô lớn; thiếu các biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư bên ngoài; chưa chủ động trong xây dựng những dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư.
Mặt khác, chưa chú ý đúng mức việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đủ năng lực, năng động, mạnh dạn, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặc biệt là các cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân lành nghề, đồng thời chưa phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và tính năng động của cán bộ quản lý…
Để tạo bước đột phá, tăng tốc cho ngành công nghiệp, tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình và giải pháp đồng bộ. Trong đó, có giải pháp tạo quỹ khuyến công Yên Bái bằng 1% GDP công nghiệp hàng năm; phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2012; tích cực chỉ đạo xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, xây dựng các dự án tiền khả thi thuộc lĩnh vực công nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách về ưu đãi, thu hút đầu tư, đồng thời tập trung chỉ đạo cải cách hành chính toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Quang Thiều
Các tin khác
YBĐT - Giá trị kinh tế một ha đất trồng lạc đã gấp 2 lần trồng lúa. Đây là kết quả sau khi nông dân ở các xã Minh Tiến, Quy Mông, Y Can của huyện Trấn Yên (Yên Bái) chuyển 46 ha đất ruộng cấy lúa kém hiệu quả và đất soi bãi sang trồng lạc vụ xuân.
YBĐT - Vụ xuân 2008, toàn huyện Trạm Tấu (Yên Bái) gieo cấy 378,3ha lúa, trong đó có 320ha cấy trong khung thời vụ cho phép, giảm 121,72ha so với cùng kỳ.
YBĐT - 5.000 con trâu, 1.600 con bò đã chết trong đợt rét kéo dài 42 ngày hồi đầu năm, cũng đồng nghĩa với gần từng ấy hộ ở Yên Bái không có trâu, bò cày kéo. "Con trâu là đầu cơ nghiệp", sự mất mát này thực sự là gánh nặng đối với hàng ngàn hộ nông dân nghèo và cũng chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2008/NÐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NÐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.