Văn Chấn: Xây dựng vùng chè chất lượng cao đáp ứng cho chế biến

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Văn Chấn (Yên Bái) là huyện có diện tích, sản lượng chè cũng như cơ sở chế biến chè lớn nhất so với các huyện thị khác trong tỉnh. Cây chè đã góp phần xoá đói, giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Bà con nông dân xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) thu hái chè.
Bà con nông dân xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) thu hái chè.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, sản xuất kinh doanh chè ở Văn Chấn vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình, đặc biệt là chất lượng chè nguyên liệu chưa đáp ứng được cho chế biến chè chất lượng cao… cơ sở chế biến chậm đổi mới công nghệ, chưa xây dựng được thương hiệu chè.

Với mục tiêu đưa sản xuất kinh doanh chè trở thành một ngành kinh tế mạnh, trong một hai năm trở lại đây, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp  và cơ chế đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu chè có năng suất, chất lượng đáp ứng cho chế biến chè chất lượng lượng cao. Các xã vùng cao như: Nậm Lành, Suối Giàng, Sùng Đô, Nậm Mười, Suối Quyền... trồng mới bằng giống chè Shan với mật độ cao. Đối với 8 xã vùng ngoài đã có truyền thống làm chè thì nay tập trung trồng mới, trồng cải tạo, trồng thay thế bằng giống chè lai, chè nhập nội năng suất cao, chất lượng búp đáp ứng cho chế biến chè chất lượng cao. Đặc biệt, huyện chú trọng và vận động nhân dân mạnh dạn phá bỏ diện tích chè giống cũ, chè già cỗi bằng các giống chè nhập nội. Bên cạnh đó vận động nhân dân tích cực đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng thu hái.

Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến sản xuất kinh doanh chè nhiều năm qua ở Văn Chấn chưa tạo được tính đột phá, là do chất lượng nương chè thấp, giống già cỗi, thu hái không đúng kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh thấp. Để đưa sản xuất kinh doanh chè phát triển tương xứng với tiềm năng, ngoài việc tiếp tục đầu tư thâm canh, thu hái đúng kỹ thuật, việc cải tạo giống chè đáp ứng cho chế biến là vấn đề tiên quyết”.

Xác định hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển, đến nay toàn huyện đã trồng mới, trồng cải tạo được trên 800 ha, trong đó có 500 ha bằng giống nhập nội. Những diện tích này đã bắt đầu cho thu hoạch, tuy sản lượng chưa nhiều nhưng trong vùng đã có một nhà máy chế biến chè ô long chất lượng cao có giá bán 200-600 ngàn đồng/kg. Giá nguyên liệu búp chè nhập nội cũng rất cao, bình quân hiện nay đạt 9-10 ngàn đồng/kg, cao gấp 3,5 lần giống chè thường. Để tiếp tục phát triển vùng chè nguyên liệu rộng lớn, năng suất cao, chất lượng búp tốt đáp ứng cho chế biến, năm 2008 huyện đưa vào trồng mới, trồng cải tạo 280 ha chè các loại. Trong đó có 50 ha chè Shan do Lâm trường Văn Chấn thực hiện theo chương trình của tỉnh và 60 ha trồng chè Shan thâm canh tại các xã vùng cao: Nậm Búng, Suối Giàng, Sùng Đô, Nậm Mười…

Để khuyến khích động viên người làm chè ở vùng cao, huyện đã có cơ chế hỗ trợ 5 triệu đồng/ha và hỗ trợ phủ lãi suất vay vốn ngân hàng trong 3 năm với số tiền 15 triệu đồng/ha. Việc trồng và phát triển chè Shan ở các xã vùng cao này không phải là mới, mà nhân dân trong vùng đã trồng từ nhiều năm nay, nhưng trồng mật độ cao, trồng thâm canh thì nay mới là chuyện mới.

Bên cạnh việc phát triển chè ở vùng cao, đối với các xã vùng thấp, huyện quyết tâm trồng cải tạo 100 ha trong năm nay bằng giống chè Phúc Vân Tiên, 70 ha bằng giống lai LDP1, LDP2. Để việc trồng mới, trồng cải tạo tốt, nhanh ngay từ những ngày đầu năm huyện đã xây dựng kế hoạch, các xã đều thành lập Ban chỉ đạo điều tra, khảo sát, phân loại xác định diện tích cần trồng.

Đối với trồng chè Shan ở các xã vùng cao, các xã lập danh sách cụ thể về diện tích đất, số lượng cây giống và có xác nhận củ từng thôn, bản, đôn đốc các hộ chuẩn bị đất, phân bón…trồng trong thời vụ tốt nhất. Đến nay huyện đã gieo ươm được trên 3 triệu bầu chè các loại, ký hợp đồng mua trên 2 triệu bầu nữa đáp ứng thoả mãn nhu cầu giống cho bà con và các tổ chức.

Không chỉ diện tích trồng mới, trồng cải tạo được nhiều mà Văn Chấn còn chỉ đạo các địa phương, bà con nông dân, các tổ chức trồng cải tạo theo hướng tập trung tạo khối lượng hàng hoá lớn, gắn với chế biến. Quan điểm chỉ đạo của huyện là không nhất thiết phải mở rộng diện tích mà chỉ ổn định ở mức trên 4200 ha, nhưng lấy cải tạo, năng suất, chất lượng búp đáp ứng cho chế biến xuất khẩu, nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu chè Văn Chấn, xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu. 

 Thanh Phúc

Các tin khác
Thị trường bất động sản trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn cung.

Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan tăng cường nguồn cung cho thị trường bất động sản.

NHNN vẫn tiếp tục chỉ đạo các NHTM đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho các DN.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, nhằm tiếp tục hỗ trợ thanh toán cho các ngân hàng thương mại (NHTM) và ổn định thị trường, trong tuần qua NHNN thực hiện thêm các phiên chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở với khối lượng 7.000 - 10.000 tỷ đồng/phiên (kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 15%/năm).

Sản phẩm lúa lai, lúa thuần chất lượng cao do Trung tâm sản xuất đã được bà con nông dân tin dùng trên đồng ruộng.

YBĐT - Nhằm đáp ứng nhu cầu giống lúa cho sản xuất, trong những năm qua Trung tâm giống cây trồng Yên Bái không ngừng nghiên cứu, lai tạo nhiều loại giống cây trồng đặc biệt giống lúa có năng suất chất lượng cao. Từ một tỉnh hàng năm thiếu hàng chục ngàn tấn lúa giống, giống cây lâm nghiệp tiến bộ thì này đã cơ bản đáp ứng được giống trên địa bàn.

Trồng cây sơn tra tại xã Bản Công (huyện Trạm Tấu).

YBĐT - Cây sơn tra hay còn gọi là cây táo mèo - một loại cây mọc tự nhiên trên núi của huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Quả sơn tra thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 11 và sản lượng đến hàng trăm ngàn tấn. Quả sơn tra giờ đây đang trở thành một nguồn thu không nhỏ của người dân vùng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục