Chính phủ tiếp tục ưu tiên hàng đầu kiềm chế lạm phát

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/8/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 5-8, ngay sau khi Chính phủ kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 7, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các bộ, ngành.

Cần tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để bảo đảm đạt GDP 7% vào cuối năm.
Cần tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để bảo đảm đạt GDP 7% vào cuối năm.

Thấy rõ khó khăn để đồng thuận vượt qua 

Tại cuộc họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Quốc Toản đã dẫn kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ tháng 7 cho biết, tình hình kinh tế xã hội đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là tổng hợp các chính sách đã có tác động đi vào cuộc sống, đó cũng là nhờ vào nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Những tín hiệu tốt như nhập siêu giảm (tháng 7 chỉ nhập siêu 800 triệu USD); chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 thấp nhất từ đầu năm đến nay; dự trữ ngoại tệ tăng lên; đầu tư nước ngoài lớn… đã chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng.

Dù khó khăn, nhưng hàng loạt chính sách an sinh xã hội đã được ban hành kịp thời, giúp giảm khó khăn đối với người nghèo và các đối tượng khác (đến nay Chính phủ đã dành 30.000 tỷ đồng cho khoảng 1/3 học sinh-sinh viên trong cả nước vay học tập). Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn nhận định, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách, trong đó đáng ngại nhất là giá cả thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; lạm phát vẫn cao, nhập siêu chưa kiềm chế được... “Chúng ta phải thấy rõ tất cả những khó khăn này để có được sự đồng thuận cao trong xã hội, cùng nhau chia sẻ để vượt qua khó khăn” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên cơ sở này, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, vẫn phải ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu kiềm chế lạm phát; đồng thời tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để bảo đảm đạt GDP 7% vào cuối năm. Cùng với đó là ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở ổn định tỷ giá đồng Việt Nam, kiềm chế nhập siêu, điều tiết lãi suất tín dụng hợp lý để bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt Thủ tướng lưu ý công tác kiểm soát giá cả phải hết sức chặt chẽ, không để xảy ra hiện tượng găm hàng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Thủ tướng cũng nhắc lại, từ nay đến hết năm 2008 không tăng giá điện, than, nước sạch và vé xe buýt. Đồng thời không được để thiếu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng. 

Về diễn biến giá xăng dầu trên thị trường, ôÂng Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết Bộ Tài chính và Bộ Công thương đang theo dõi rất sát sao để tham mưu cho Chính phủ chính sách điều hành phù hợp. Quan điểm của Chính phủ là không bù lỗ xăng vì đó là sản phẩm kinh doanh. 

Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, có đáng lo ngại?

Một vấn đề mà dư luận quan tâm, đó là vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều trong 7 tháng đầu năm, kiểm soát như thế nào? Nhất là việc nhà đầu tư nước ngoài có thể coi Việt Nam là “bãi rác” về công nghệ? Giải thích điều này, ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp quốc dân Bộ KH-ĐT, cho rằng chúng ta có những quy định về bảo vệ môi trường. Vì vậy, nếu nhà đầu tư đưa công nghệ lạc hậu vào, gây ảnh hưởng môi trường thì đã có các cơ quan bảo vệ môi trường xử lý theo pháp luật. 

Về lo ngại tăng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực bất động sản có thể là nguyên nhân gây lạm phát trong tương lai, ông Hà khẳng định: lo ngại này không có cơ sở. Họ đưa vốn vào, chứ không phải vay vốn ở Việt Nam. Mà chỉ có những dự án đầu tư bất động sản vay vốn trong nước, bị chao đảo khi thị trường xuống giá, mới là nguyên nhân dẫn đến lạm phát như lo ngại của chúng ta.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Chiều 5/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã ký ban hành Công điện khẩn số 6847/BCT-TTNN, bác bỏ tin đồn thất thiệt về việc giá xăng tăng, gây tâm lý bất an cho người dân.

Công nhân Nhà máy chế biến tinh dầu quế cắt nguyên liệu cho vào lò ép.

YBĐT – Không biết từ lúc nào, người dân Yên Bái đã quen gọi mảnh đất Văn Yên với tên gọi trìu mến: Đất quế Văn Yên. Cây quế từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực, là cây phát triển kinh tế mũi nhọn của người dân nơi đây.

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư hướng dẫn sản xuất, kinh doanh rượu. Theo đó, sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công để kinh doanh, bán buôn, bán lẻ đều phải xin giấy phép và giấy phép này có thời hạn 5 năm.

Giá chè thấp nhưng bà con vẫn phải bỏ công thu hái.

YBĐT - Không riêng gì vùng chè Trần Phú, mà khắp các vùng chè Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình người làm chè đều gặp phải khó khăn như vậy. Người làm chè vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi doanh nghiệp mua chè lại nợ của dân cả tháng trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục