Giao thông Yên Bái thời kinh tế mở

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Yên Bái luôn xác định “Giao thông đi trước”. Phát triển giao thông là phát triển giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền và cũng là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Mục tiêu xây dựng giao thông trong những năm qua của Yên Bái tập trung vào ba lĩnh vực chính: khẩn trương mở, nối các tuyến với các địa phương trong tỉnh và tỉnh bạn; nhanh chóng nâng cấp đường xá đô thị và phát triển giao thông nông thôn.

Cầu treo vào xã Lao Chải (Mù Cang Chải). (Ảnh: Anh Dũng)
Cầu treo vào xã Lao Chải (Mù Cang Chải). (Ảnh: Anh Dũng)

Từ phương châm khẩn trương mở, nâng cấp các tuyến đường về các huyện thị và tỉnh bạn tạo trục động lực phát triển kinh tế liên huyện, liên vùng Tây Bắc, Yên Bái đã ưu tiên vốn, máy móc, lao động… mở rộng, làm mới đường về các huyện. Đường về huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn liên tục được nâng cấp, cải tạo, đường ở huyện vùng thấp đã vào cấp, giao thông thuận tiện. Nhưng đường lên huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải vẫn còn gian nan vất vả, đây cũng là hai huyện khó khăn nhất của tỉnh.

Đường từ thị xã Nghĩa Lộ lên huyện Trạm Tấu dài chưa đầy 30 km, nhưng trước đây cán bộ tỉnh về huyện, hay cán bộ huyện về tỉnh công tác phải đi mất cả ngày đường. Con đường “độc đạo” lên huyện vùng cao này như đường mòn, mặt đường được rải đá hộc lồi lõm, lởm chởm, ổ trâu, ổ voi khắp 29 km đường. Bằng quyết tâm phải làm bằng được đường lên huyện, đường có thông, có bằng phẳng thuận tiện thì kinh tế mới phát triển. Thế là tỉnh, huyện đã huy động mọi nguồn vốn làm đường. Ngày thông đường, cũng là một mốc “lịch sử” đáng nhớ với mỗi cán bộ và người dân Trạm Tấu.

Thông đường Trạm Tấu, tỉnh, ngành Giao thông lại “dốc” toàn lực làm đường lên huyện Mù Cang Chải, qua gần 1 năm đường đã thông. Một Mù Cang Chải xa xôi, cách trở là vậy nhưng hôm nay đường lên xứ "Mù Cang" đã được trải nhựa phẳng lỳ và cũng đã vào cấp. Là tỉnh miền núi, nhưng Yên Bái lại bị chia cắt giữa phía Tây Bắc và Đông Nam bởi dòng sông Hồng nặng đỏ phù sa.

Vào cuối năm 1992, cả tỉnh mới có một cây cầu Yên Bái nối liền đôi bờ sông Hồng, ngày thông cầu biết bao người dân sung sướng trào nước mắt. Đến hôm nay đã có thêm cầu Mậu A, cầu Văn Phú nối liền vùng thượng tỉnh và hạ tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn thuận tiện. Đường trong nội thị thành phố Yên Bái ngày càng được mở rộng và nhựa hóa, nhiều tuyến đường được xây dựng khá hoàn chỉnh như: đường Điện Biên, đại lộ Nguyễn Thái Học, đường Km5-Hào Gia…

Và giờ đây tuyến đường Yên Bái - Yên Bình đang được gấp rút thi công, hứa hẹn một con đường hiện đại, đẹp nhất tỉnh đang dần hiện hữu. Hệ thống giao thông phát triển, xe cộ, hàng hóa ra vào Yên Bái ngày một đông vui tấp nập. Thị trường - giao thông - vận tải có mối quan hệ hữu cơ. Trong cơ chế mới, lực lượng tham gia vận tải đường bộ tăng đột biến. Trước đây cả tỉnh chỉ có Công ty Vận tải thủy bộ có xe chở khách, thì nay hàng loạt doanh nghiệp, công ty tư nhân tham gia, tắc xi có, xe chất lượng cao có, xe buýt trong nội thành có, xe vận tải hàng hoá có. Nhờ vậy hàng hoá, nông lâm, thổ sản bà con nông dân sản xuất ra đều được vận tải đem về xuôi tiêu thụ, nâng cao giá trị kinh tế. Trên khu công nghiệp phía Nam, xe vận tải hạng nhỏ, hạng lớn tấp nập, hối hả chở hàng xuôi về cảng Hải Phòng xuất khẩu. Giao thông thuận tiện, Yên Bái đã thu hút không ít doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất tại địa bàn, giải quyết việc làm thu nhập cho hàng ngàn lao động.

Vấn đề đường tỉnh, đường huyện đều đã được vào cấp, Yên Bái lại tập trung nguồn lực phát triển giao thông nông thôn. Mỗi huyện, mỗi địa phương đã tìm ra cho mình một hướng đi riêng, phù hợp để làm đường giao thông liên xã, liên thôn. Đến nay 180 xã, phường đều có đường ô tô đến được trung tâm xã, trong đó có nhiều đường xã đã được kiên cố hoá, đường thôn, bản không ngừng được hoàn thiện. Chỉ cách đây vài ba năm về trước, các tuyến đường liên xã đều là đường đất, mỗi khi trời đổ mưa là bùn sục tới gối, nắng lên thì bụi mù bay. Việc đi lại, giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các xã vùng thấp với xã vùng cao gần như là không thể. Đường đi lại khó khăn cũng đồng nghĩa với kinh tế chậm phát triển, các sản phẩm hàng hoá làm ra chủ yếu là "nội tiêu" trong thôn, xã.

Để phát triển nhanh mạng lưới giao thông vô cùng quan trọng này, tỉnh đã có cơ chế, chính sách phù hợp: “Nhân dân đóng góp vật liệu tại chỗ và đóng góp ngày công làm nền đường, Nhà nước hỗ trợ vật tư kỹ thuật, máy thi công, làm mặt đường...”. Với những giải pháp đó, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo nên một phong trào làm giao thông nông thôn rộng khắp. Những tuyến đường bê tông, đường nhựa đạt tiêu chuẩn miền núi ngày một nối dài và vươn đến hầu hết các xã trong tỉnh.

Giao thông đi lại thuận lợi đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.

Thanh Phúc

Các tin khác

Ngày 19-8, tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Thế Ngọc, đã trao đổi với báo chí về nhiều vấn đề trong đó có việc sửa đổi Luật Đất đai.

YBĐT - Ngày 18/8, tại thành phố Yên Bái, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Hội nghị giao ban cụm chi nhánh khu vực miền núi phía Bắc, tổng kết 10 năm (1998-2007) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và triển khai chương trình hành động của BIDV tại khu vực giai đoạn 2008 – 2010 và đến năm 2015. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc cùng lãnh đạo BIDV trung ương và 14 chi nhánh BIDV khu vực miền núi phía Bắc đã đến dự.

Đã đến lúc NH thực hiện các giải pháp hạ LS cho vay để chia sẻ một phần khó khăn với khách hàng, giúp các DN tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn.

Gian hàng bánh Trung thu Kinh Đô tại số 200 Thái Hà

Trong cơn lốc tăng giá chung của các mặt hàng tiêu dùng, bánh Trung thu cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Các doanh nghiệp đều dự báo tăng giá bán khoảng 10-15%. Nguyên nhân được giải thích là do giá nguyên liệu tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục