95% người dân Việt Nam bị ảnh hưởng lạm phát
- Cập nhật: Thứ ba, 26/8/2008 | 12:00:00 AM
Người Việt Nam nổi tiếng thế giới về mức độ lạc quan ở bất cứ hoàn cảnh nào. Song, gần đây đã có 95% người tiêu dùng (NTD) thừa nhận lạm phát ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, nhất là chỉ có 1/3 người lao động được tăng lương, trong khi giá cả của các loại hàng hóa đều tăng vọt, buộc 75% NTD phải thay đổi thói quen mua sắm theo túi tiền”.
|
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được ông Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres Việt Nam, công bố tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức ngày 25/8, tại TP.HCM.
Theo nghiên cứu vừa nêu, nếu NTD ở Hà Nội vẫn trung thành với các thương hiệu quen thuộc khi chỉ có 8% chuyển sang sử dụng các nhãn hiệu rẻ tiền hơn thì ngược lại, 33% NTD ở Đà Nẵng và 32% NTD ở TP.HCM đã chuyển sang dùng các nhãn hiệu rẻ tiền.
Những người thu nhập thấp (dưới 3,5 triệu đồng/tháng) cũng mua sắm ít hơn 17,2% so với trước. Thực phẩm vẫn là ngành hàng được ưu tiên mua sắm với 75,5%, cao hơn cùng kỳ năm 2007 là 73,1%.
Có 71% NTD cho rằng giá cả là yếu tố quan trọng nhất để quyết định mua sắm; 63% trả lời “Tôi chỉ mua những loại thực phẩm mà tôi đã biết giá”; 70% cho biết luôn so sánh giá cả giữa những nhãn hiệu của các sản phẩm cùng loại và 59% nói “Không chỉ quan tâm đến giá trọn gói mà phải biết giá trên từng ký”.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Việt Nam hiện có đến 89 ngân hàng hoạt động nhưng lượng tiền tại mỗi ngân hàng lại không nhiều, trong khi đó quốc gia phát triển như Canada chỉ có 10 ngân hàng. 15% số người vay tín dụng chủ yếu để đầu tư vào bất động sản, giao thông... với hạn mức trung bình của một hợp đồng khoảng 200 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trong 5% người dân đô thị tham gia thị trường chứng khoán, dù chỉ có 14% người giàu nhưng có đến 33% mua chứng khoán theo xu hướng đám đông nên kết quả đầu tư không được như mong muốn. Chỉ có 4% cảm thấy hài lòng vào kết quả đầu tư, trong khi có đến 19% thất vọng và 22% không hài lòng khi tham gia thị trường chứng khoán.
Thế nhưng, dù bị ảnh hưởng bởi lạm phát nhưng mức độ sử dụng điện thoại di động của người Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia cao nhất thế giới với khoảng 60%; trong đó 80% thường xuyên sử dụng tin nhắn (so với Thái Lan là 8%, Mỹ : 25%, Ấn Độ : 39%...) và hơn 24% người mua điện thoại di động chỉ để... nghe nhạc. “Đây là tỉ lệ cao nhất thế giới” – ông Ralf Matthaes nhận xét.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Chiều 25-8, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) và UBND tỉnh Lào Cai đã chính thức khánh thành, đưa nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng, tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai) vào hoạt động.
Đó là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 25.8. Đây là con số được dư luận đặc biệt quan tâm, trong thời điểm cả nước đang ra sức kiềm chế lạm phát, kìm giữ tăng giá. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo từ trước về khả năng sẽ tăng ở mức dưới 2%, nhưng với con số là 1,56%, CPI của tháng tám đã thật sự là một bất ngờ.
Theo Nghị định 80/2008/NĐ-CP, từ ngày 25/8/2008, lệ phí trước bạ của ôtô dưới 10 chỗ là từ 10 - 15%, thay cho mức cũ là 5%. Chính sách tích cực này được đánh giá là nhằm hạn chế người dân và các tổ chức tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, góp phần kiềm chế lạm phát và giảm nhập siêu. Tăng phí trước bạ đối với ôtô dưới 10 chỗ sẽ hạn chế tiêu dùng mặt hàng xa xỉ này.
YBĐT - Ở Yên Bái, hoạt động của hợp tác xã không những phục vụ các nhu cầu kinh tế, tạo việc làm, ổn định đời sống xã viên, hộ xã viên, người lao động và phát triển cộng đồng là chủ yếu mà còn đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.