Suối Quyền cần cách mạng tư tưởng ỉ lại, trông chờ

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo báo cáo hàng tháng, quý, năm gửi về huyện Văn Chấn của Đảng uỷ xã Suối Quyền thì tỷ lệ hộ nghèo luôn đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của huyện đề ra: năm 2007 là 43,9%, đến hiện tại thì chỉ còn 40,5 %. Nhưng, một đồng chí cán bộ chủ chốt xã Suối Quyền chau mày khẳng định: “Phải nhìn thẳng vào sự thật thôi! Đói lắm! Toàn là thành tích ảo! Cứ để vậy không bao giờ Suối Quyền thoát khỏi xã nghèo nhất huyện đâu!”.

Một góc trung tâm trụ sở UBND xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn.
Một góc trung tâm trụ sở UBND xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn.

Sự thực lẩn khuất

- Vậy theo anh tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của toàn xã là bao nhiêu?

- Trên 70%!

- Vậy anh có tán đồng với báo cáo lên huyện vừa rồi không?

- Theo tôi, báo cáo không thật như vậy vừa không giúp nhân dân thoát nghèo mà chỉ làm cho bệnh thành tích tăng lên và cái lười của người dân ngày một lớn.

Suối Quyền là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, có 98 % là đồng bào người Dao sinh sống, giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Diện tích tự nhiên cả xã là 3.471 ha, trong đó có 68 ha lúa nước, 28 ha lúa nương mà năng suất bình quân hàng năm chỉ đạt 35- 40 tạ/ ha (năm nay do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại năng suất chỉ đạt có 14 tạ/ ha), còn lại là đất rừng và đất lâm nghiệp. Việc nhìn nhận và phản ánh đúng sự thật là rất cần thiết để Suối Quyền có thể giảm bớt đói nghèo. Song, nó đã không được chỉ ra. Từ đầu năm 2008 đến nay, số hộ nghèo báo cáo lên huyện đã giảm được 35 hộ (đạt chỉ tiêu của huyện giao là giảm nghèo 35 hộ năm 2008), song số tái nghèo lại là 30 hộ. Nhưng đó cũng chưa phải là con số chính xác.

Theo điều tra của chúng tôi và một số cán bộ xã thì số tái nghèo đến thời điểm hiện tại là 70 hộ. Theo tiêu chí đánh giá hộ nghèo hiện nay là thu nhập 200.000 đồng/khẩu, điều đáng nói ở đây, có thể lãnh đạo biết và trực tiếp chứng kiến song lại không phân tích thực trạng hoặc không dám nhìn thẳng vào sự thật để nêu ra những con số chính xác, những khó khăn mà hiện nay xã đang gặp phải. Chẳng hạn trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, toàn xã chết 39 con trâu, bò; lợn tụ huyết trùng chết trên 100 con; rừng kinh tế trồng được 145 ha thì chết rét gần hết chỉ còn khoảng 20 ha... Hay như hệ thống trường, lớp học ở đây cũng đã được xây dựng kiên cố hai tầng nhưng cả xã mới chỉ có 3 em theo học chuyên nghiệp còn lại chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở. Mặc dù, Suối Quyền có các chỉ tiêu đào tạo cử tuyển nhưng để tìm được học sinh tốt nghiệp lớp 12 là điều cực hiếm.

Không chỉ vậy, Suối Quyền còn là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn nên thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh và huyện trong việc tạo điều kiện hỗ trợ các chương trình, dự án 134, 135, giảm nghèo, kiên cố hoá.. hay các nguồn tài trợ khác đến với vùng cao nhưng hình như nơi đây chẳng có vẻ gì là biến chuyển... Và đó cũng chính là những việc làm tắc trách của đội ngũ lãnh đạo xã đã không thành thực để có những giải pháp kịp thời ngăn chặn.

Biện pháp gì cho Suối Quyền?

Quả thực, để tìm ra những “phương thuốc” cho đồng bào vùng cao chữa căn bệnh đói nghèo bấy lâu nay không hề đơn giản. B?i hiện tại ở Suối Quyền,100% cán bộ xã không có trình độ chuyên môn (đến tháng 6/2008 vừa qua, huyện mới tăng cường cho xã 2 cán bộ chuyên môn đại học và cao đẳng). Cùng với đó, ý thức không tự giác hay ỷ lại của người dân cũng là một trong những căn nguyên. Mặc dù đã có sự kích cầu (hỗ trợ của Nhà nước trong việc trồng chè Shan) đối với vùng cao, đặc biệt, Nhà nước còn hỗ trợ toàn bộ từ giống, phân bón, kỹ thuật và người dân được phép muốn trồng bao nhiêu diện tích chè Shan cũng đều được hỗ trợ toàn bộ song xã chỉ dám nhận 10 ha. Mỗi ha đã được cho vay không lãi 20 triệu đồng và Nhà nước bao tiêu mọi sản phẩm, vậy mà vận động tuyên truyền, khuyến khích mãi người dân mới chịu làm cho. Hoặc rất nhiều các chương trình hỗ trợ toàn bộ về giống và chi phí như: lúa nước, đậu tương, lúa nương, ngô, cây rơm (cho trâu, bò ăn mùa đông) nhưng triển khai rất khó, vì dân không chịu làm. Giao 10 ha trồng rừng kinh tế cũng trầy trật mãi mới xong... Vẫn theo lời Bí thư Đảng ủy xã : "Nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương lại chính do đội ngũ cán bộ xã không gương mẫu". Việc vận động nhân dân vùng cao cho con em đến lớp thì chính con của các cán bộ chủ chốt lại bỏ học: Kêu gọi nhân dân không được chặt phá rừng đầu nguồn thì chính cán bộ và người nhà lại "nối giáo" và trực tiếp tham gia cùng lâm tặc phá rừng. Cán bộ đứng ra làm tổ trưởng vay vốn cho những hộ nghèo phát triển kinh tế thì chính cán bộ và con em cán bộ lại dây dưa lấy hết và không trả lại vốn ngân hàng, gây ra việc mất lòng tin, sự nghi ngờ trong nhân dân. Vận động nhân dân thực hiện các biện pháp KHHGĐ và tuyên truyền không sinh con thứ 3, song chính các cán bộ, đảng viên lại là những người vi phạm... Nhìn chung, các chương trình vận động, tuyên truyền đến nhân dân thì các cán bộ, đảng viên nơi đây đều thực hiện không nghiêm túc, hay nói đúng hơn là chưa thực sự sâu sát và không có tầm chiến lược.

Để vực Suối Quyền đứng dậy thoát đói nghèo, điều quan trọng là cần củng cố bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. Song vấn đề cốt lõi là từ cán bộ đến người dân phải loại bỏ ngay tư tưởng trông chờ sự bao cấp của Nhà nước. Thật buồn khi nghe họ nói: "Đói đã có Nhà nước lo, năm nào cũng được Nhà nước đưa gạo đến đây cứu đói cho dân mà". Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước còn quá nặng nề, do vậy, họ không tìm biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Có lẽ đối với Suối Quyền và nhiều địa phương khác trong tỉnh cần phải có một cuộc cách mạng chống tư tưởng ỉ lại, bao cấp thì mới thoát nghèo, không thể cứ mãi tình trạng chỉ chờ "con cá" không chịu học cách câu.

Ngọc Sơn

Các tin khác
Đại lộ Đông Tây trong quá trình xây dựng.

Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công đã khởi tố vụ án “Đưa và nhận hối lộ” liên quan đến vụ tiêu cực PCI, ở Dự án đại lộ Đông - Tây TPHCM theo đề nghị của Cục Cảnh sát điều tra phòng chống tham nhũng (C37).

Kết quả chưa công bố về xác minh sự cố công trình xây dựng quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng là MẬT

Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Xây dựng, Bộ trưởng Công an - Đại tướng Lê Hồng Anh vừa ký ban hành danh mục bí mật Nhà nước độ MẬT của ngành xây dựng, gồm nhiều tin tức trong 10 phạm vi công việc.

Nông dân xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) làm miến cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Sửu.
(Ảnh: Trường Phong)

YBĐT - Nghề làm miến Giới Phiên (Trấn Yên) đang mai một dần. Đó là tin rất buồn với những người đã từng biết tới làng nghề Giới Phiên với sản phẩm nổi tiếng miến đao sợi trắng, nấu lên không nhão, ăn dai và rất ngon. Mới cách đây có vài năm, huyện Trấn Yên đã quyết tâm xây dựng thương hiệu cho thứ đặc sản của địa phương mình.

Sản lượng Civic suy giảm mạnh

Sản lượng tiêu thụ tháng 11/2008 đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm và giảm tới gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường ôtô sản xuất lắp ráp trong nước đã bước vào cơn khủng hoảng trầm trọng, bất chấp đây là thời điểm nhu cầu mua sắm cuối năm thường tăng cao, cũng như việc các hãng ồ ạt khuyến mại giảm giá...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục