Từ ngày 1-1-2009: Bị phạt nặng có thể nộp phạt “góp”
- Cập nhật: Thứ sáu, 2/1/2009 | 12:00:00 AM
Nộp phạt “góp” vẫn được sớm nhận lại giấy phép lưu hành phương tiện, bằng lái xe, giấy tờ xe...
Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính (ảnh minh họa).
|
Đó là điểm mới của Nghị định 128 ngày 17-12-2008 hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính vừa được sửa đổi, bổ sung. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1-1-2009.
Định rõ thời hạn tước giấy phép
Nghị định 128 có quy định về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (có thời hạn tối đa không quá 12 tháng, không thời hạn từ 12 tháng trở lên). Ông Đặng Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự-hành chính (Bộ Tư pháp), cho biết Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn và không thời hạn nhưng lại không quy định cụ thể thời gian tối thiểu, tối đa đối với mỗi hình thức. Điều này khiến quy định về thời gian áp dụng hình thức xử phạt bổ sung ở các nghị định xử phạt hành chính trong các lĩnh vực không thống nhất. Thực tế có trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn còn ngắn hơn so với hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn. Trong khi ai cũng biết hình thức phạt không thời hạn nghiêm khắc hơn so với có thời hạn.
Trả giấy tờ sẽ khó đòi tiền phạt?
Điểm mới quan trọng của Nghị định 128 là cá nhân, tổ chức được nộp tiền phạt nhiều lần, được nhận lại giấy phép lưu hành phương tiện, bằng lái xe, giấy tờ cần thiết khác... Có ý kiến lo ngại rằng khi đó cơ quan nhà nước sẽ khó truy thu hết số tiền còn nợ của người vi phạm. Ông Sơn cho biết đúng là có ý kiến để bảo đảm việc nộp tiền phạt được đầy đủ, đúng hạn thì cần phải tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi họ nộp xong tiền phạt. “Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, chúng tôi thấy rằng việc giữ giấy tờ, phương tiện của đối tượng bị xử phạt trong thời gian dài sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc đi lại, sinh hoạt bình thường của họ. Như vậy thì nhà nước “so đo” với người dân quá, chưa thật sự đứng trên quan điểm tạo thuận lợi cho người dân” - ông Sơn giải thích.
Muốn được giãn nộp phạt, cá nhân, tổ chức phải có đơn và được UBND cấp xã (đối với cá nhân), cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước (đối với tổ chức) xác nhận. Mục đích của việc xác nhận đơn không phải để phán xét xem liệu đối tượng bị xử phạt chây ỳ hay tự giác nộp phạt mà để xác định đối tượng thực tế đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, không thể nộp toàn bộ tiền phạt ngay được. Việc xác nhận cũng không yêu cầu phải có nhận xét về nhân thân người bị phạt tiền.
Đối tượng được nộp phạt "góp": Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: - Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và từ 100 triệu đồng trở lên đối với tổ chức. - Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận. Đơn đề nghị nộp phạt nhiều lần của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực. Số tiền chưa nộp phạt phải chịu lãi suất không kỳ hạn. Có giấy phép mới được khám nhà Trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở thì người có thẩm quyền chỉ được khám sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch UBND cấp huyện nơi căn nhà đó tọa lạc. Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm chỉ được thực hiện khi: - Thuộc trường hợp khẩn cấp: Có căn cứ cho rằng nếu không tổ chức khám ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy hoặc việc thu thập chứng cứ không thể thực hiện được. - Trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang được thực hiện mà chưa kết thúc: Khi việc khám được bắt đầu từ trước 22 giờ cùng ngày mà chưa kết thúc đến 5 giờ sáng hôm sau. (Trích Nghị định 128 năm 2008) |
(Theo NLĐ)
Các tin khác
YBĐT - Doanh thu các hợp tác xã (HTX) đạt 285 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 8 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân từ 700.000 đến 1 triệu đồng/ tháng... là những thành quả mang tính đột phá của mô hình kinh tế tập thể tỉnh trong năm 2008, góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trong những năm qua của khu vực kinh tế tập thể.
YBĐT - Huyện Yên Bình (Yên Bái) hiện có trên 76.200 ha đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 51% và hơn 50% dân số của huyện sống bằng nghề rừng và mức thu nhập bình quân của những người làm nghề rừng chiếm trên 70% tổng thu nhập của họ.
YBĐT - Những ảnh hưởng của lũ, lụt đâu đó vẫn còn hằn vết trên mỗi bản làng bên dòng sông Chảy từ Đại Minh, Hán Đà đến Bạch Hà, Vĩnh Kiên… huyện Yên Bình, nhưng không vì thế mà làm mất đi những nét đổi thay kỳ diệu. Bỏ qua những mất mát, đón xuân mới là thêm một năm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc vùng Đông hồ hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội. Một niềm hạnh phúc lớn lao và bao kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã làm và chuẩn bị cho tương lai.
Các hãng gas lớn như Petrolimex, Shell gas, Elf gas, Gia đình gas, VT gas… đều chính thức áp dụng giá bán lẻ mới với mức tăng thêm từ 10.000 – 13.000 đồng/bình 12 kg từ hôm nay (1/1/2009).