Yên Bái: Cây công nghiệp, lâm nghiệp tạo thêm 125.000 tấn lương thực
- Cập nhật: Thứ tư, 7/1/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Uỷ ban an ninh lương thực tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị tổng kết chương trình an ninh lương thực (ANLT) năm 2008 và triển khai nhiệm vụ chương trình ANLT năm 2009.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban ANLT tỉnh kiểm tra diện tích trồng ngô đông tại huyện Văn Chấn.
|
Năm 2008, Uỷ ban ANLT đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo thực hiện chương trình ANLT cùng với UBND các huyện, thị, thành phố, các ngành thành viên xây dựng mục tiêu, giải pháp về phát triển sản xuất, ổn định thị trường, lưu thông lương thực trên địa bàn tỉnh.
Về sản xuất lương thực: toàn tỉnh gieo cấy được 39.386 ha lúa ruộng, giảm 1.984 ha so với kế hoạch, trong đó: diện tích lúa đông xuân 16.862 ha, diện tích lúa mùa 18.008 ha. Diện tích gieo trồng ngô 17.135 ha, tăng 1.265 ha so với kế hoạch, trong đó diện tích ngô đông xuân 12.355 ha, ngô mùa 4.779 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 215.500 tấn, giảm 4.500 tấn so với kế hoạch đề ra.
Về sản xuất thực phẩm: Trong năm 2008, nhờ đẩy mạnh trồng rau, đậu các loại, hầu hết diện tích gieo trồng đều tăng so với kế hoạch, cây đậu tương tăng 140 ha, cây lạc tăng 200 ha, tổng sản lượng rau, đậu các loại đạt 67.220 tấn, tăng 3.000 tấn so với năm 2007.
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn luôn ổn định và phát triển, dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác tiêm phòng được chú trọng nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn gia súc hiện có 551.500 con, trong đó: đàn trâu 112.500 con, đàn bò 39.000 con, đàn lợn 400.000 con, sản lượng thịt hơi các loại đạt 25.000 tấn...
Thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã giúp nông dân phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp để tạo sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập, bảo đảm ổn định nguồn lương thực. Từ phát triển sản xuất cây chè, cây sắn, cây ăn quả, sản xuất lâm nghiệp đã tạo thêm thu nhập trên 150 tỷ đồng giúp người dân tiếp cận 125.000 ngàn tấn lương thực.
Hoạt động lưu thông lương thực, thực phẩm ngày càng được mở rộng, phát triển nhanh cả về quy mô và cơ cấu thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo lưu thông giữa các vùng, các khu vực trong tỉnh...
Năm 2009, Uỷ ban ANLT tập trung chỉ đạo sản xuất thâm canh tăng vụ phấn đấu sản lượng lương thực đạt 222 ngàn tấn trở lên, đảm bảo bình quân lương thực đạt 300 kg/người/năm; đẩy mạnh phát triển sản xuất khác để tăng khả năng tiếp cận lương thực gần 140 ngàn tấn; phát triển thị trường lương thực, thực phẩm trong các chợ nông thôn, mở rộng nhiều chợ lớn tại vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá cho nông dân; đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân, phấn đấu mua vào trên 30 ngàn tấn, bán ra trên 20 ngàn tấn gạo; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của các dự án, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để nông dân có điều kiện tiếp cận nhu cầu lương thực, thực phẩm...
H.D
Các tin khác
YBĐT - Chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán 2009 và thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngay từ giữa tháng 12/2008, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Yên Bái đã mở đợt cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường, huy động 100% quân số ứng trực và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Giá quá thấp, ế ẩm, không nơi tiêu thụ, sắn nằm chỏng trơ trên đồi không bóng người thu hoạch. Nhà máy thì “đói” nguyên liệu, đó là một nghịch cảnh trớ trêu ở vùng sắn Văn Yên. Kinh tế thị trường thật nghiệt ngã và cái thua thiệt cuối cùng lại đổ lên đầu người nông dân...
YBĐT - Năm 2008, tổng sản lượng lương thực có hạt của toàn huyện Mù Cang Chải đạt 17.253 tấn, vượt 0,02% kế hoạch đề ra và tăng trên 1.317 tấn so với cùng kỳ năm 2007.
Tại Hội nghị về quản lý giá cả hàng hóa do Bộ Tài chính và Bộ Công thương tổ chức ngày 5.1, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết năm 2009, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh những mặt hàng do Chính phủ quyết định mức giá bán lẻ lâu nay như gạo, sữa, đường, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, khí hóa lỏng (gas), cước vận tải, điện, nước... có thể tự quyết định giá bán lẻ.