Trung tâm Viễn thông miền Tây: Khẳng định mình bằng chất lượng dịch vụ

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chúng tôi đến thăm gia đình Anh Sùng A Tông ở Bản Công (Trạm Tấu - Yên Bái) trong dịp tết cổ truyền của dân tộc Mông. Anh rất phấn khởi vì đúng vào dịp tết cổ truyền của dân tộc mình, gia đình anh đã được cán bộ viễn thông Trạm Tấu, thuộc Trung tâm Viễn thông miền Tây lắp đặt mạng Internet phục vụ nhu cầu thông tin và học tập của con cái.

Mặc dù ở xã vùng cao của huyện Trạm Tấu, nhưng gia đình anh đã sử dụng dịch vụ điện thoại của viễn thông từ lâu và nay lại được sử dụng dịch vụ Internet với tốc độ truy cập nhanh, đường truyền ổn định nên anh rất hài lòng.

Tháng 12/2007, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông thực hiện chia tách bưu chính và viễn thông trên địa bàn tỉnh Yên BáI, Trung tâm Viễn thông miền Tây được thành lập là đơn vị trực thuộc Viễn thông Yên Bái, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn thông như: tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và một số xã thuộc huyện Văn Chấn. Đồng thời, hoàn thành nhiệm vụ chính trị là đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền với sự phát triển kinh tế - xã hội  và củng cố quốc phòng - an ninh tại địa phương. Trung tâm có tổng số 40 cán bộ công nhân viên, lao động với cơ cấu tổ chức gồm 1 trạm viễn thông, 2 đài viễn thông, 2 trạm vi ba.

Quản lý địa bàn rộng, địa hình phức tạp trải dài gần 200 km, các đài, trạm viễn thông xa trung tâm đường sá đi lại khó khăn, mạng ngoại vi phải kéo dài, do đó ảnh hưởng nhiều tới công tác duy tu, bảo dưỡng, chất lượng của thuê bao. Song, với sự đoàn kết nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức của đơn vị, ngay từ những ngày đầu thực hiện chia tách Trung tâm Viễn thông miền Tây đã chủ động tập trung mọi cố gắng, khắc phục mọi khó khăn tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh, hoàn thành kế hoạch về doanh thu, phát triển các dịch vụ viễn thông. Mạng lưới viễn thông thuộc Trung tâm quản lý trong năm 2008 tiếp tục mở rộng hiện đại hoá cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ có hiệu quả sản xuất kinh doanh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Về phát triển mạng lưới, Trung tâm đã áp dụng công nghệ mới phát triển máy điện thoại cố định không dây G-Phone phục vụ các khách hàng vùng sâu vùng xa nơi không có dây cáp vươn tới được; hoà mạng mới 3 trạm BTS của mạng di động Vinaphone, nâng tổng số trạm BTS trên địa bàn quản lý của trung tâm lên 11 trạm và dự kiến xây dựng thêm 7 trạm trong thời gian tới; nâng cao chất lượng, tăng luồng tuyến truyền dẫn cho các điểm: Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đến nay, Trung tâm quản lý hơn 2200 cổng điện thoại. Các trạm viễn thông thường xuyên tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng của tổng đài như: hiển thị số thuê bao chủ gọi, hội nghị, bắt giữ, hỏi giờ, báo thức….

Về công tác đảm bảo thông tin liên lạc, đã duy trì và đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đây cũng là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong năm không để sự cố lớn, mất liên lạc kéo dài xảy ra. Hiện nay, trên địa bàn các huyện, thị phía tây của tỉnh có sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông khác nhưng với vị thế sẵn có và việc tự khẳng định mình bằng chất lượng các dịch vụ cung cấp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị năm 2008 đã đạt 8 tỷ 630 triệu đồng, bằng 122% so với năm 2007; phát triển 3260 thuê bao viễn thông đạt 124%, bằng 703% so với năm 2007.  Hiện nay trên mạng lưới của Trung tâm có 9405 thuê bao viễn thông, trong đó có 8350 máy điện thoại cố định, G-Phone, 229 máy điện thoại di động trả sau Vinaphone, 865 khách hàng sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao Mega Vnn, Mega Wan.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đơn vị đã triển khai tốt các chương trình hợp tác kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, bán hàng, quan hệ công chúng nhằm củng cố vị thế và uy tín của mình.

Năm 2009, Trung tâm Viễn thông miền Tây phấn đấu đạt doanh thu 9 tỷ 500 triệu đồng; phát triển thêm 3000 thuê bao viễn thông, củng cố nâng cấp mạng truy nhập của tập đoàn; phát triển các điểm BTS vùng sâu vùng xa mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone; nâng cao chất lượng truyền dẫn sẵn có; phát triển Internet băng thông rộng đến các xã vùng sâu như Nậm Búng, Tú Lệ, Khao Mang, Hồ Bốn….

Thanh Bình

Các tin khác

YBĐT - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Chi nhánh tỉnh Yên Bái phấn đấu đến 31 tháng 12 năm 2009 đạt tổng dư nợ 2.295 tỷ đồng trở lên, tăng 17% so với năm 2008. Để thực hiện được mục tiêu này, Ngân hàng ưu tiên vốn tín dụng giải ngân cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xưởng sản xuất đũa dẹt của doanh nghiệp Tuấn Hằng (phường Yên Ninh) thường xuyên tạo việc làm cho 50 công nhân. (Ảnh: Ngọc Sơn)

YBĐT - Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nông dân tham gia tổ chức hội, đến nay thành phố Yên Bái có 4.677 hội viên Hội Nông dân (HND) thuộc 17 cơ sở hội, tăng 243 hội viên so với năm 2007. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong khắc phục hậu quả cơn bão số 4 gây ra, song phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của thành phố đã phát triển sâu rộng ở các cấp hội.

Ngày 3-3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Công văn số 1436/NHNN-CSTT hướng dẫn một số điểm cụ thể về tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất.

Hiện bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trên một số diện tích lúa sớm tại các địa phương Yên Bái, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Nam Định, Hải Phòng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục