Văn Chấn: Phát triển mạnh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
- Cập nhật: Thứ sáu, 14/8/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Từ một huyện có nền sản xuất công nghiệp -TTCN kém phát triển, vậy mà đến nay toàn huyện có trên 1 ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, giải quyết việc làm cho trên 4 ngàn lao động, giá trị sản xuất đạt trên 130 tỷ đồng. Đã có nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng, đã và đang hình thành “tập đoàn” doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững.
Văn Chấn có cơ chế chính sách phù hợp thu hút đầu tư nên ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất chế biến chè được thành lập.
|
Có một điều dễ nhận thấy, là huyện Văn Chấn không phải là huyện có nhiều tài nguyên, khoáng sản, cũng chẳng phải là "vùng đất hứa", nhưng huyện đã có những hướng đi, cơ chế chính sách phù hợp thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được thành lập ngày một nhiều, từ vùng thấp đến vùng cao, đặc biệt là các cơ sở sản xuất chế biến chè, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ rừng trồng.
Đến nay, trên một ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được đầu tư xây dựng đi vào hoạt động hiệu quả. Kết thúc năm 2008, giá trị sản xuất đạt 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 4 ngàn lao động, nộp ngân sách trên 8 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Trong 7 tháng đầu năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vẫn đạt 61 tỷ đồng, tăng 37% so cùng kỳ (công nghiệp quốc doanh đạt 15 tỷ đồng, công nghiệp ngoài quốc doanh 45,9 tỷ đồng) là sự minh chứng rõ nét cho sự phát triển.
Một trong những yếu tố mang tính quyết định cho doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững là luôn được sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền huyện, hầu hết các doanh nghiệp luôn chú trọng phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức cơ sở Đảng ra những nghị quyết, phát huy vai trò từng đảng viên và cùng doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ.
Vẫn biết việc đến đầu tư, xây dựng và sản xuất kinh doanh lỗ hay lãi là của doanh nghiệp, nhưng huyện luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nhất là trong khó khăn. Một minh chứng rõ nhất, là trong những năm qua sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn liên tục gặp khó khăn, lãnh đạo huyện thường xuyên gặp gỡ, trao đổi cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, một mặt vận động nhân dân và có những cơ chế giúp dân đầu tư, thâm canh năng suất, chất lượng cho chế biến. Khi một danh nghiệp mới đến đầu tư, gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đường giao thông… huyện lại đứng ra làm khâu kết nối giữa doanh nghiệp và người dân cùng tìm ra giải phát tốt.
Bên cạnh đó, huyện rất chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đến nay đã có sự chuyển biến rõ nét, từ ngành nghề đến quy mô sản xuất. Một số ngành nghề thủ công truyền thống địa phương cũng được chú trọng và phát triển: mộc dân dụng, mây tre đan, dệt vải... Giá trị sản xuất không những tăng nhanh, vững chắc mà còn thu hút hàng ngàn lao động địa phương, với mức thu nhập từ 700-1.500 ngàn/người/tháng
Một cơ chế mở, cùng với sự năng động sáng tạo, biết khai thác tiềm năng thế mạnh hợp lý, đã đưa công nghiệp - TTCN Văn Chấn lên vị thế mới. Với cách nghĩ, cách làm của Đảng bộ, chính quyền nơi đây cùng với nền tảng hiện có, chắc chắn còn phát triển hơn nữa, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Thanh Phúc
Các tin khác
Theo Thông tư 158/2009/TT-BTC ngày 6-8-2009 của Bộ Tài chính, (áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá NK đăng ký kể từ ngày 1-10-2009), hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được áp dụng thuế suất tại Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2009-2012.
Mức thuế cao nhất đối với một số sản phẩm được nâng lên tới mức 20%. Sau khi tham khảo ý kiến nhiều bộ ngành, Bộ Tài Chính đã có quyết định chính thức tăng mạnh thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng sữa.
Ngành Kiểm lâm đang xúc tiến xây dựng 3 loại rừng thành một hệ thống thống nhất trong cả nước. Đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhằm đánh giá những tác động của con người đối với rừng và đất lâm nghiệp.
YBĐT-Nhằm tạo tư liệu sản xuất, giúp cho các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống và góp phần vào mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2005, tỉnh Yên Bái đã có Đề án hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn trong 2 năm 2005-2006. Tổng vốn đầu tư là 26,6 tỷ đồng hỗ trợ 4 ngàn con bò cái sinh sản cho 4 ngàn hộ nghèo đặc biệt khó khăn ở 7 huyện, thị. Sau ba năm thực hiện, dự án đã không đạt được kết quả như mong muốn, số bò đang “ngót” dần theo năm tháng.