Dệt may hướng tới mốc xuất khẩu 10,5 tỷ USD

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/8/2009 | 12:00:00 AM

Đây là con số được ông ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đưa ra tại cuộc họp về kế hoạch năm 2010 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) do Bộ Công thương tổ chức ngày 19/8 tại Hà Nội Tuy nhiên, ông Ân cho rằng, 10,5 tỷ USD là một con số khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi ngành và doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa.

Ông Lê Quốc Ân nhận định mặc dù tình hình của ngành dệt may đã có những bước cải thiện trong quí II và quí III nhưng do kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút nên ngành dệt may sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và phải cạnh tranh quyết liệt hơn.

Theo ông Ân, xuất khẩu trong tháng 8 sẽ tiếp tục đạt khá (2 tuần đầu tháng 8 đạt kim ngạch 360 triệu USD) và có khả năng đạt mức cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, theo qui luật của thị trường xuất khẩu các năm qua, kim ngạch trong các tháng tiếp theo sẽ giảm dần và kim ngạch cả năm chỉ có khả năng đạt mức như năm 2008 (9,1 đến 9,2 tỷ USD). Do đó, từ nay đến cuối năm, kim ngạch bình quân mỗi tháng phải đạt trên 800 triệu USD.

Đồng quan điểm này, ông Vũ Đức Giang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục hứng chịu nhiều rủi ro. Nếu như trong năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì năm 2009 dệt may Việt Nam lại vấp phải những khó khăn khác bởi đơn hàng từ nước ngoài. Kèm theo đó là tình trạng nhiều công nhân mất việc, giảm ca sản xuất và kéo dài ngày nghỉ cho người lao động.

Ngoài ra, khoảng 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu vì hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Do vậy, dao động tỷ giá ngoại tệ và sự bất ổn của thị trường quốc tế sẽ là những bất lợi cho sự phát triển của toàn ngành.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho rằng suy thoái sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm 2009, sang 2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi nên kim ngạch xuất khẩu của 2 đơn vị này phải tăng dần trong những năm tiếp theo (ít nhất là 12%/năm). Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch này, ngay từ bây giờ Hiệp hội và Tập đoàn phải chuẩn bị thật tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ; chú trọng đến việc trồng bông và tìm được những bước đột phá.

Theo Thứ trưởng, các đơn vị này cần xây dựng và tính toán trên qui hoạch và chiến lược được phê duyệt. Bên cạnh đó, hiệp hội và tập đoàn cũng cần tập trung vào nhóm giải pháp sản xuất và tiêu thụ để hoàn thành kế hoạch và nuôi công nhân; tập trung đầu tư và thúc đẩy xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường mới, tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.

(Theo VOV)

Các tin khác

YBĐT - 7 tháng năm 2009, giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt gần 10 triệu USD (bằng 58% kế hoạch năm), tăng gần 27% so với cùng kỳ năm 2008). Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản như: Công ty cổ phần Mông Sơn; Công ty liên doanh Yên Bái - Ban Pu; Công ty TNHH đá cẩm thạch RK; Công ty TNHH thương mại sản xuất xuất nhập khẩu Thành Đạt... là những đơn vị đã đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng giá trị xuất khẩu của tỉnh.

YBĐT - Những năm trước đây, do trình độ dân trí không đồng đều, diện tích đất nông nghiệp ít và phân tán nhỏ lẻ nên xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân, chính quyền xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; đưa các loại cây, con giống mới vào sản xuất; tích cực chỉ đạo bà con trồng rừng, đậu tương, thâm canh sắn bền vững và tập trung xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi hàng hoá lớn...

Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo về vấn đề quản lý giá sữa ngoại nhập.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra về chất lượng, cơ cấu hình thành giá, làm rõ những yếu tố bất hợp lý trong cơ cấu hình thành giá tại các doanh nghiệp nhập khẩu sữa, nguyên liệu sữa với số lượng lớn.

YBĐT - Ngày 6 tháng 5 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 579 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ 1 tháng 5 năm 2009, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến nay đã có gần 3000 hộ đã được hỗ trợ lãi suất với tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ là trên 35 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục