Nghĩa Tâm: Phát triển kinh tế - xoá đói nghèo từ nội lực
- Cập nhật: Thứ sáu, 21/8/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT-Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn (Yên Bái) có những đổi thay kỳ diệu, số hộ đói nghèo đang từng năm khép lại, số hộ giầu ngày một vươn dài. Trung tâm xã đã và đang hình hài của một thị tứ vùng cao, nhà xây mái bằng mọc lên san sát, quán xá bầy bán đủ thứ, đường điện lưới quốc gia chạy đến từng nhà, trường học trạm xá được xây dựng khang trang.
Rừng ở Nghĩa Tâm được khoanh nuôi bảo vệ tốt.
|
Nằm cánh trung tâm phố huyện trên 40 km, Nghĩa Tâm cũng là xã đông dân nhất huyện, với trên 7 ngàn nhân khẩu, nhiều dân tộc anh em chung sống, thôn xa nhất cách trung tâm xã trên 15 km đường rừng. Khó khăn là vậy, nhưng trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã biết phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Là xã thuần nông, nhưng diện tích cấy lúa nước ít, cùng với trình độ canh tác của người dân còn nhiều hạn chế, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Khó khăn hơn là sự phát triển kinh tế có sự chênh lệch rõ nét giữa các thôn bản, vùng đồng bào dân tộc.
Để thúc đẩy kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xã vận động nhân dân phát huy nội lực, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời sản xuất theo hướng hàng hoá, thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó, xã đã phối hợp với ngành nông nghiệp mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật tới 100% hộ dân, đưa giống lúa lai, lúa thuần năng suất cao vào gieo cấy, chú trọng đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh. Từ đó năng suất lúa ngày một nâng lên, nếu như trước đây năng suất chỉ đạt 75 tạ/ha, thì nay đã đạt 110 tạ/ha, đưa tổng sản lượng lương thực đạt trên 1.300 tấn.
Năng suất lúa, cây mầu cao đã là một thắng lợi, nhưng vui hơn cả là cách nghĩ, cách làm của nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực, từ sản xuất dựa chỉ vào kinh nghiệm, sang áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhiều thôn bản bà con đã sản xuất theo hướng hàng hoá, thị trường.
Đặc biệt là 37 hộ đồng bào dân tộc Mông thôn Khe Nhao, từ chỗ chỉ biết khai thác, chặt phá rừng, làm lúa nương thì nay họ đã biết làm lúa nước với hai vụ chắc ăn, trồng và tu bổ rừng, đã trồng trên 10 ha chè. Cuộc sống những hộ ở đây tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn so với những thôn bản khác, song đã cơ bản bảo đảm được an ninh lương thực tại chỗ.
Nông dân xã Nghĩa Tâm thu hái chè.
Bên cạnh đó, xã vận động nhân dân khai thác, phát huy thế mạnh gần 400 ha chè, coi đây là cây chủ lực xoá đói nghèo và làm giầu. Không phải bây giờ người dân nơi đây mới biết và trồng chè, mà cây chè đã được trồng từ những năm 1969-1970 và có đến 70% số hộ trồng. Nhưng với cách nghĩ trồng chè chỉ là phụ, không hề đầu tư chăm bón, mà cứ đến mùa vụ là thu hái rồi tự chế biến, dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả không cao.
Trong vài năm trở lại đây, cây chè có giá, người dân đã tích cực đầu tư thâm canh và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, cách thu hái, chăm bón theo quy trình, năng suất ngày một nâng lên. Diện tích chè già cỗi được trồng thay thế bằng giống chè lai, chè nhập nội năng suất cao. Đến nay, năng suất bình quân đạt 7tấn/ha, có nhiều hộ đạt năng suất 9-10 tấn/ha. Sản lượng thu hái hàng năm đạt trên 2.600 tấn, bán thu trên 5 tỷ đồng. Từ trồng chè, nhiều hộ từ nghèo khó nay đã trở thành giầu có, như hộ gia đình ông: Nguyễn Văn Hanh thôn 11b, Trần Văn Hoà, Nguyễn Văn Lục...
Vừa phát triển cây lúa, chè xã còn vận động nhân dân trồng cam, quýt tạo vùng hàng hoá lớn với diện tích 211 ha, nhà nhà trồng cam, trồng quýt, nhà nhiều vài ba trăm cây, nhà ít cũng 20-30 cây, sản lượng đạt trên 500 tấn, bán thu 1,5-1,6 tỷ đồng/năm.
Từ một xã nghèo, thì đến nay Nghĩa Tâm đã có 30% số hộ giầu, có mức thu trên 40 triệu đồng/năm, 60% số hộ có xe máy, 30% hộ có nhà xây, 99% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Mục tiêu của xã đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/người/năm, cơ bản xoá hộ nghèo, 70% hộ có nhà xây kiên cố.
Thanh Phúc
Các tin khác
YBĐT - Huyện Văn Yên (Yên Bái) phấn đấu đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 5,8%, công nghiệp xây dựng tăng 20,7%, thương mại dịch vụ tăng 15,5%. Về cơ cấu kinh tế, đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp chiếm 41%, công nghiệp xây dựng chiếm 31,5%, ngành nghề dịch vụ chiếm 37,5%; tổng sản lượng lương thực 40.990 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/năm; lương thực bình quân đạt 341kg/người trở lên.
YBĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, những năm qua, ngành giao thông vận tải đã triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư, xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong đó, công trình đường Km5-Yên Bình và cầu Trái Hút là hai trong số những công trình trọng điểm đang được ngành tập trung chỉ đạo thực hiện chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII...
YBĐT - Kỷ niệm Ngày thành lập ngành GTVT năm nay, hòa trong khí thế của những ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 lịch sử, ngành GTVT Yên Bái đang tích cực chỉ đạo các ban quản lý dự án, các phòng chuyên môn của Sở, các nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đầu tư trọng điểm như: đường trung tâm Km 5 đi trung tâm thị trấn Yên Bình; đường Đại Lịch - Minh An; đường Khánh Hoà - Minh Xuân, cầu Trái Hút vượt sông Hồng...
Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1297/QĐ-TTg, giao 20.000 tỷ đồng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 cho các Bộ, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.