Xăng có thể giảm 500 đồng/lít

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/9/2009 | 12:00:00 AM

Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh như hiện nay, giá xăng trong nước theo tính toán của các chuyên gia có thể giảm 500 đồng/lít. Thế nhưng đến nay, giá xăng trong nước vẫn chưa chịu giảm.

"Giá xăng trong nước có thể giảm 500 đồng/lít", giám đốc một công ty đầu mối nhập khẩu xăng dầu khẳng định với Tuổi Trẻ như vậy khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Ngày 24-9, giá xăng ở thị trường Singapore chỉ còn 71 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất trong hơn một tháng gần đây và thấp hơn thời điểm tăng giá bán lẻ trong nước ngày 30-8 đến 10 USD.

Chưa giảm vì chờ Petrolimex

Giải thích lý do chưa giảm giá xăng dầu trong nước hôm 18-9, Bộ Tài chính cho rằng mức lãi còn thấp, cụ thể: xăng lãi 300 đồng/lít, dầu DO lãi gần 400 đồng/lít, dầu hỏa lãi trên 550 đồng/lít... Thay vì giảm giá xăng dầu, việc trích quỹ bình ổn đã được áp dụng. Nếu tính từ ngày 19-9 (thời điểm lẽ ra giá xăng dầu phải giảm theo giá thế giới như chu kỳ 20 ngày) đến 24-9 thì giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đã giảm thêm 6 USD/thùng. Như vậy mức lãi của các doanh nghiệp hiện chênh lệch khá cao so với cách đây một tuần.

Các công ty "chiếu dưới" đã có thể giảm giá, nhưng đang trông chờ... Petrolimex.

Khi đặt vấn đề giá xăng dầu nhập khẩu đang giảm mạnh, phó giám đốc phụ trách kinh doanh một công ty xăng dầu cho rằng giá thế giới chỉ giảm đột biến một vài ngày nên hiện chưa thể tính toán việc giảm giá. Tuy nhiên trên thực tế, giá thế giới đã giảm liên tục từ ngày 31-8 đến nay. Trong khi đó, giám đốc một công ty đầu mối nhập khẩu cho biết dù đã có thể giảm giá bán lẻ nhưng các công ty “chiếu dưới” đang trông chờ vào động thái của Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex) bởi thị phần áp đảo của tổng công ty này (trên 60%).

Tăng chiết khấu cho đại lý

Điều đáng nói là thay vì giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng, hiện các công ty nhập khẩu xăng dầu đang tăng mức chiết khấu cho các đại lý. Chỉ trong 4-5 ngày gần đây mức chiết khấu đã tăng gấp hai lần.

Một đại lý xác nhận với Tuổi Trẻ mức chiết khấu xăng A92 hiện là 700 đồng, dầu DO từ 800-850 đồng... Giải thích động thái tăng chiết khấu này, chủ một cây xăng ở TP.HCM khẳng định: “Thông thường khi các công ty xăng dầu có lãi lớn thì họ tăng chiết khấu cho chúng tôi để giữ bạn hàng hoặc chỉ tăng khi muốn bán tháo hàng càng nhanh càng tốt để cắt lỗ khi xu hướng giá thế giới giảm mạnh”. Trong khi đó, một nhà phân phối giải thích cả công ty nhập khẩu, các đại lý đều đang lãi và dự đoán xu hướng giá thế giới tiếp tục giảm nên mức chiết khấu mới tăng lên.

Mức lãi đang cao nên mức chiết khấu cho các đại lý tăng lên.

“Nhưng dù lý do gì đi nữa thì thực tế mức lãi đang cao nên mức chiết khấu mới tăng lên” - một giám đốc công ty nói. Theo ông này, giá bán lẻ trong nước cần giảm ngay, một phần để công bằng với người tiêu dùng, một phần để chấm dứt cuộc đua tăng mức chiết khấu hiện nay đang có nguy cơ làm náo loạn thị trường. “Đã từng có giai đoạn mức chiết khấu tăng lên đến 1.200-1.500 đồng khiến giới đầu cơ thu lợi, còn người tiêu dùng chẳng được gì”.

Trong khi đó ông Bùi Ngọc Bảo, tổng giám đốc Petrolimex, cho biết tổng công ty vẫn còn đang tính toán vì cơ quan quản lý quyết định chưa trích quỹ bình ổn đối với mặt hàng xăng. “Tôi chưa tính cụ thể nhưng với mức giá nhập khẩu như hiện nay giỏi lắm lãi tăng thêm gần 200 đồng thôi” - ông Bảo nói.

Tính từ đầu tháng 4 đến nay giá xăng đã tăng bảy lần, từ mức 11.500 đồng lên 15.700 đồng/lít. Trong khi đó, thuế nhập khẩu mặt hàng này đã duy trì ở mức cao là 20% suốt từ tháng 2 đến nay và các khoản phí cũng liên tục trích trên mỗi lít xăng dầu bán ra.

(Theo TTO)

Các tin khác
Giá cả các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào đang ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi của các trang trại nuôi lợn.

YBĐT - Từ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Yên Bái, huyện Văn Chấn có 18 hộ đầu tư vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô trên 100 con/lứa. Tuy nhiên, hiệu quả của các trang trại ở Văn Chấn rất thấp. Hiện tại, hầu hết các trang trại chỉ nuôi cầm chừng vài chục con. Xuất hiện những “rào cản” làm ảnh hưởng đến người chăn nuôi, như: dịch bệnh, nguồn vốn tín dụng, tiêu thụ sản phẩm..., người chăn nuôi đang rất cần được tháo gỡ!

Theo Chi cục Thú y Yên Bái, đến nay, tại 25 thôn, bản thuộc chín xã của huyện Văn Chấn đã có 120 gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM). UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, lập các chốt kiểm dịch, cử cán bộ chuyên môn kết hợp chính quyền các xã có dịch phòng, chống dịch khẩn cấp.

Trang trại có diện tích trên 36 ha, gồm chuồng trại, khu phụ trợ diện tích 6 ha và 30 ha trồng cỏ cao sản, quy mô chăn nuôi 3.000 con, cung cấp mỗi ngày 30 tấn sữa cho nhà máy chế biến sữa của công ty

Toàn huyện sẽ trồng 1.700 ha ngô đông.

YBĐT - Vụ đông năm nay, huyện Văn Yên (Yên Bái) phấn đấu trồng cây vụ đông từ 2000 ha trở lên, trong đó ngô đông 1.700 ha (1.000ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa), còn lại là rau màu khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục