Quy Mông: Khai thác tốt thế mạnh kinh tế rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) có địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc, giao thông đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 2022,4 ha, trong đó đất lâm nghiệp hơn 1100 ha, chiếm 63,2% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

Vận chuyển giống cây trồng rừng vụ thu.
Vận chuyển giống cây trồng rừng vụ thu.

Từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, xã Quy Mông đã chỉ đạo nhân dân tích cực phát triển kinh tế rừng. Vì thế, Quy Mông đã có gần 800/1294 hộ dân tham gia trồng rừng và có tới gần 300 hộ dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng. Ảnh hưởng của kinh tế rừng tới cơ cấu kinh tế xã, ông Đỗ Xuân Sang - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trong nhiều năm qua, rừng là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở địa phương chúng tôi. Thu nhập từ rừng chiếm tới 75% nguồn thu của cả xã”.

Cơ cấu rừng của Quy Mông tương đối đơn giản. Trên địa bàn chủ yếu là rừng trồng sản xuất nên chính quyền xã luôn quan tâm tới việc trồng mới và bảo vệ rừng. Nhận thấy việc phát triển kinh tế lâm nghiệp là một hướng đi đúng đắn để xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hơn nữa, do đất để sản xuất nông nghiệp ở Quy Mông rất ít và phần lớn là đất nghèo dinh dưỡng nên người dân Quy Mông đã chú trọng tới việc trồng rừng.

Năm 2009, Quy Mông không còn có diện tích đất rừng bỏ hoang. Những diện tích đất trống đồi núi trọc đã được phủ xanh bằng những cánh rừng keo, quế, bồ đề cùng nhiều loại cây nguyên liệu khác. Hàng năm, nhiều hộ ở Quy Mông đã có nguồn thu nhập khá từ việc trồng và khai thác gỗ bán cho các cơ sở chế biến trên địa bàn xã, điển hình như những hộ ở thôn Tân An và Tân Việt. Đây là hai thôn có gần 100% hộ gia đình sinh sống dựa vào kinh tế rừng.

Nhờ rừng, cuộc sống của bà con đỡ khó khăn hơn, đói nghèo dần được đẩy lùi, những ngôi nhà xây mới đang mọc lên ngày càng nhiều đã minh chứng cho sự đổi thay. Kinh tế rừng không chỉ xóa đói giảm nghèo mà đã giúp cho nhiều gia đình đã trở nên giàu có như gia đình ông Bùi Văn Biên, ông Đoàn Văn Phương, ông Bùi Văn Xuyến ở thôn Tân An.

Với hơn 10 ha rừng trồng gồm keo, quế và bồ đề, mỗi năm đã đem lại cho gia đình ông Biên thu nhập gần một trăm triệu đồng. Ông Biên tâm sự: “Do đất để trồng lúa của chúng tôi không có nên chỉ có thể dựa vào rừng thôi. Bà con chúng tôi có được cuộc sống khấm khá như thế này là do chịu khó trồng rừng đấy!”.

Nhờ việc phát triển kinh tế rừng mà trong những năm gần đây chất lượng cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Quy Mông ngày càng được nâng cao, cái cảnh lo kiếm từng bữa ăn hàng ngày dường như không còn nữa. Nhưng để phát triển kinh tế rừng không chỉ dừng lại ở việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng mà cần rất nhiều yếu tố khác tác động như nơi tiêu thụ các sản phẩm từ rừng hay giá cả thị trường và đó là những yếu tố hàng đầu mà người trồng rừng hết sức quan tâm.

Trong những năm trước đây, đa phần người dân ở Quy Mông không tha thiết với việc trồng rừng vì sau khi trồng không biết tiêu thụ sản phẩm ở đâu hoặc có bán được thì giá cũng rẻ mạt không xứng với công sức người dân bỏ ra. Do đó, diện tích rừng thường phải giao cho những cán bộ, đảng viên trồng chăm sóc và bảo vệ.

Giờ đây, trên địa bàn Quy Mông đã có tới hơn 10 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 7 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng thu hút hàng trăm lao động tại địa phương và mang lại cho họ nguồn thu nhập khá ổn định từ 1,5 – 1,9 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, những cơ sở chế biến gỗ này thu mua và chế biến hàng nghìn m3 gỗ của nhân dân trên địa bàn với giá từ 600-700 nghìn đồng/m3. Điển hình như cơ sở chế biến gỗ của ông Phạm Ngọc Vị ở thôn Tân An, với 20 lao động làm việc thường xuyên thì mỗi năm cơ sở của ông chế biến khoảng 2.500m3 gỗ các loại.

Thực tế những hiệu quả mà kinh tế rừng đã mang lại cho người dân Quy Mông đã được khẳng định, song để duy trì và phát triển vốn rừng, khai thác triệt để tiềm năng từ kinh tế rừng, Quy Mông cần có những giải pháp cụ thể trong việc lựa chọn cây trồng chính cho phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu, đồng thời mở rộng các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Khi đầu ra và giá cả sản phẩm từ rừng đã ổn định, chắc chắn rằng người dân Quy Mông sẽ yên tâm trồng rừng và gắn bó với nghề trồng rừng và rừng thực sự là thế mạnh kinh tế ở địa phương này.

Thanh Tiến

Các tin khác
Nhờ được tập huấn, mạ đông xuân được bà con che nilông đảm bảo cấy đủ diện tích theo kế hoạch.

YBĐT - 400 lớp tập huấn cho nông dân Lục Yên / Thị xã Nghĩa Lộ tăng cường phòng, chống dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

Các doanh nghiệp thép trong nước đang chịu sức ép giảm giá ngay trên sân nhà.

Sức tiêu thụ thép từ tháng 9 lại đây đang có dấu hiệu chậm lại, song các doanh nghiệp thép trong nước lại đang phải lo gồng mình đối phó với thép ngoại từ các nước ASEAN đã được dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu vô tư về Việt Nam.

Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Nậm Tộc.

YBĐT - Thủy điện Nậm Tộc đã phát điện từ tháng 4, đây là nhà máy do doanh nghiệp Thanh Bình làm chủ đầu tư. Với ông Nguyễn Thanh Dân – Giám đốc Công ty và toàn thể công nhân Công ty Thanh Bình là sự nỗ lực không ngừng vượt qua mọi khó khăn để có ngày dòng Nậm Tộc “nở hoa”.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến của Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục