Phát triển khí sinh học là bảo vệ sức khoẻ và môi trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/12/2009 | 11:02:00 AM

YBĐT - Theo số liệu của ngành nông nghiệp, hết năm 2009, toàn tỉnh có 112.434 con trâu, 34.313 con bò và trên 422.334 con lợn.

Nuôi lợn thịt với quy mô từ 20 con trở lên sẽ đảm bảo cho hầm Biogas loại nhỏ hoạt động.
(Sùng A Mùa)
Nuôi lợn thịt với quy mô từ 20 con trở lên sẽ đảm bảo cho hầm Biogas loại nhỏ hoạt động. (Sùng A Mùa)

Trong vài năm trở lại đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trong nông nghiệp, nông thôn.

Bình quân mỗi năm chăn nuôi chiếm trên 17% tổng giá trị sản xuất trong nội ngành nông nghiệp. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 09 của tỉnh về khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, theo hướng hàng hóa, phong trào chăn nuôi, nhất là nuôi lợn phát triển mạnh trong các địa phương, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 4,6%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng mạnh trong chăn nuôi đã gây nhiều quan ngại về những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường (nước, đất và không khí) do chất thải vật nuôi gây ra.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp, hết năm 2009, toàn tỉnh có 112.434 con trâu, 34.313 con bò và trên 422.334 con lợn. Số lượng trâu, bò lớn như vậy, nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi thiếu các biện pháp quản lý sản xuất thích hợp, đặc biệt là trong xử lý chất thải chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi chủ yếu gom chất thải thành đống, cạnh nơi chăn nuôi. Đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi nuôi gia súc ngay dưới gầm sàn, thậm chí chăn nuôi không có chuồng trại.

Với một lượng gia súc lớn như vậy, ước tính mỗi năm có khoảng trên 2 triệu tấn chất thải vật nuôi thải bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối, cống rãnh… hoặc trên các cánh đồng, gây ô nhiễm những vùng xung quanh. Hầu hết các mẫu nước lấy tại các khu vực chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng (TCVN 5945-2005), đặc biệt là về mức BOD và COD, thêm vào đó là, hàng triệu m3 khí CO2 thải ra. Các chất ô nhiễm sinh học này đã gây nên những vấn đề bất cập về môi trường rất nghiêm trọng, lần lượt gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, người dân trong khu vực bị ô nhiễm hay mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy, đau mắt. Bên cạnh đó, chất thải không được xử lý, một phần ngấm xuống đất, còn lại sẽ được sản sinh ra khí mê-tan.

Để xử lý triệt để chất thải gia súc, tránh những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chúng ta cần xây dựng các công trình khí sinh học hay còn gọi là hầm biogas. Phát triển khí sinh học không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác hại với sức khoẻ cộng đồng, giảm ô nhiễm sản phẩm nông nghiệp, cải thiện sinh kế hộ gia đình mà tạo ra nguồn năng lượng sạch thay thế để nấu nướng, phụ phẩm sinh học để dùng làm phân bón cho nông nghiệp.

Xây dựng hầm biogas là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng đã có hàng ngàn hộ gia đình chăn nuôi chọn giải pháp này. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều hộ không đủ điều kiện để xây dựng (bình quân vốn đầu tư từ 8 - 12 triệu đồng/hầm biogas từ 4 - 48 m3), cùng với nhiều hộ dân chưa nhận thức rõ được lợi ích của phát triển khí sinh học và cho rằng chỉ những hộ chăn nuôi lớn mới làm được.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của hệ thống NBP/SNV thì đối với hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ có lượng chất thải gia súc khoảng 20kg/ngày (tương đương nuôi từ 8 - 10 con lợn) là có thể xây dựng hầm biogas. Một tin vui với nông dân Yên Bái là từ năm 2009 - 2015, Yên Bái là một trong 16 tỉnh, thành được thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học" với tổng vốn đầu tư trên 2.792 ngàn USD (riêng hợp phần phát triển chương trình khí sinh học là trên 241 ngàn USD), trong đó, hỗ trợ tài chính cho 700 hộ gia đình xây dựng công trình khí sinh học loại nhỏ với mức hỗ trợ 65 USD/công trình, đồng thời cho các hộ vay vốn không quá 90% giá trị công trình với lãi suất ưu đãi. Đầu tư xây dựng thí điểm từ 3 - 10 công trình khí sinh học vừa và lớn tại các vùng với vốn đầu tư 43.130 USD.

Mặc dù vốn đầu tư không nhiều nhưng đó là cơ hội để người dân tiếp cận và làm quen với việc phát triển khí sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, có chất đốt thay thế, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, để chương trình phát triển khí sinh học đi vào cộng đồng, ngành nông nghiệp và các huyện, thị phải có quy hoạch cụ thể, tạo vùng chăn nuôi an toàn, hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người dân hiểu rõ lợi ích trong việc phát triển khí sinh học. Tỉnh cũng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp giúp các hộ dân ngoài Dự án được đầu tư xây dựng công trình.

P.V

Các tin khác
Bốc xếp hàng hóa ở cảng Lotus tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2190/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí đầu tư đến năm 2020 khoảng 360.000-440.000 tỷ đồng.

Việc kiểm kê đất đai nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất cả nước đến năm 2010.

Việc kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước nhằm xác định rõ quỹ đất đang sử dụng cũng như diện tích đất chưa được khai thác hiệu quả để có biện pháp khắc phục.

Được mùa ngô.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Ngô dưới ruộng, ngô trên đồi, ngô xếp đầy trong lù cở theo lưng ngựa, theo xe máy về bản. Trong nhà dân, ngô chất đống ngoài sân, bên hiên nhà, nhiều nhà còn làm cả kho để ngô. Dưới ánh nắng chiều Tây Bắc, sắc ngô thêm vàng ruộm. Suốt từ đèo Ách xã Cát Thịnh lên đến Nậm Búng, Nậm Mười, Sùng Đô, đâu đâu cũng thấy bà con đang bẻ ngô, phơi ngô và câu chuyện thời sự nhất ở Văn Chấn bây giờ là vụ ngô đông bội thu.

Những ngày qua, trên thị trường tài chính xuất hiện tin đồn Ngân hàng Nhà nước lại chuẩn bị tăng lãi suất cơ bản đối với VND lên 8,5%/năm. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, các thông tin này là không có cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục