Nông dân nuôi lợn thời @ 

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2010 | 9:37:56 AM

YBĐT - Ông Tĩnh đưa tay bấm vào nút play trên đầu phát, những bản nhạc nhẹ nhàng phát ra từ chiếc loa hiệu Nam Môn treo trên cột bê tông nối nhau lan toả khắp khu ăn-ngủ-nghỉ của gần 120 con lợn nái, thịt cả thảy. Đàn lợn ăn no, đang ngọ nguậy vì hơi người lạ rồi cũng lăn kềnh, rủ tai xuống nền xi măng, nhắm nghiền mắt.

Bà ngát (thứ 4, phải sang) đang giới thiệu về mô hình trang trại chăn nuôi lợn với các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Văn Yên.
Bà ngát (thứ 4, phải sang) đang giới thiệu về mô hình trang trại chăn nuôi lợn với các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Văn Yên.

Tôi bật cười cho cái cách chăm lợn của ông. Ông tỉnh queo bảo, bọn này muốn lớn nhanh ăn no chưa đủ, phải làm cho chúng ngủ đủ, ngủ ngon mới là...

Ông Tĩnh đưa tay bấm vào nút play trên đầu phát, những bản nhạc nhẹ nhàng phát ra từ chiếc loa hiệu Nam Môn treo trên cột bê tông nối nhau lan toả khắp khu ăn-ngủ-nghỉ của gần 120 con lợn nái, thịt cả thảy. Đàn lợn ăn no, đang ngọ nguậy vì hơi người lạ rồi cũng lăn kềnh, rủ tai xuống nền xi măng, nhắm nghiền mắt. Tôi bật cười cho cái cách chăm lợn của ông. Ông tỉnh queo bảo, bọn này muốn lớn nhanh ăn no chưa đủ, phải làm cho chúng ngủ đủ, ngủ ngon mới là...

Mấy cô bạn cùng đoàn cứ cười khình khịch. Cái chuyện này  không buồn cười mới lạ, nhưng mà cười vui, cười khoái vì cái cung cách làm ăn của những lão nông nuôi lợn thời nay thật... @! Khu trại nuôi lợn nái, chềnh ễnh trong những ô chuồng hai hàng đối xứng là những con lợn dài cả mét đang ngủ quên trời. Một tiếng vấp chân của cô bạn, lợn thấy hơi lạ hộc lên. Bà Ngát giãy nảy: "Ôi trời ơi, nhẹ thôi, thế thì nó động mất!". Tôi thấy vẻ mặt của bà với mấy bà bán đá quý ở cửa hiệu thành phố khi khách lỡ làm rơi hàng mẫu, giống nhau cả: xót của.

Năm Kỷ Sửu, gần hai chục con nái vàng này đã cho ra lò gần 100 con lợn giống. Ngó nghiêng chút ít rồi chúng tôi sang khu trại nuôi lợn thịt. Chuồng trại quy mô, xây cất đúng tiêu chuẩn. Ô thì lợn giò giò mới vỗ sau khi rời mẹ. Ô toàn lợn cỡ bốn chục cân đang vào chắc, da đỏ au. Ô kềnh càng những con đã tới kỳ xuất, xấp xỉ năm chục cân gối đè lên nhau. Ông Tĩnh đưa tay bấm nút play trên đầu máy catset treo ở cột bê tông, nhạc nhẹ nhàng phát ra từ chiếc loa hiệu Nam Môn lan toả khắp thiên đường của gần trăm con lợn. Đàn lợn đang ngọ nguậy vì hơi người lạ rồi cũng lăn bệt xuống nền xi măng, tai rủ, mắt nhắm nghiền. Tôi bật cười cho cái cách chăm lợn của ông. Ông Tĩnh tỉnh queo bảo, bọn này muốn lớn nhanh ăn no chưa đủ, phải làm cho chúng ngủ đủ, ngủ ngon mới là... Bà Ngát vợ ông Tĩnh mủm mỉm: "Nó thích nghe nhạc ra phết mấy anh chị ạ. Từ ngày lão nhà tôi mở cho nghe chúng thành quen, ngủ kỹ lắm. Mình cũng... nhàn!".

Ở thôn 4 xã Đại Phác (Văn Yên), ông bà Tĩnh-Ngát là những người có "thâm niên" nuôi lợn. Đất ruộng chỉ vài sào, đất vườn vài trăm mét vuông, ông bà trước đây làm cật lực chẳng khá lên được. Nuôi thêm lợn, có lúc tới dăm bảy con nhưng cũng gọi là có khoản tiền khi cần thiết và lấy phân cho lúa, ngô dưới đồng. "Tôi nghĩ rức mấy chục năm rồi. Nếu không bứt lên làm thì không khá lên được. Các anh chị bảo, đất đai không có, chỉ có cách nuôi cái anh heo này thì mới có cơ, làm ruộng chẳng đủ ăn, nói gì đến làm giàu!" - ông Tĩnh nói. Bà Ngát gật gật đồng ý. Mấy chục năm nuôi lợn vặt đã cho ông bà khối kinh nghiệm. Nói vậy nhưng khi cầm trên 150 triệu đồng vay mượn anh em, vay ngân hàng để thi công chuồng trại, thả nái và lợn thịt cũng lắm chuyện đau đầu, ghê nhất là dịch bệnh và giá hơi, không tính toán cẩn thận thì vỡ như chơi. Ông rồi bà đôn đáo tìm sách, đi học, tập huấn các lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn.

Cả trăm con ụt ịt trong chuồng, một gia tài lớn rất mong manh nếu chẳng may dính bệnh, dính dịch. May là các cán bộ khuyến nông, thú y ở huyện, xã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ, cộng với kinh nghiệm mấy chục năm ông bà đã trở nên sành nghệ trong việc giữ cho đàn lợn khoẻ mạnh. Giữa năm ngoái, có lúc mất ngủ vì giá hơi tụt xuống còn 21.000 đồng/kg, vị chi giá thức ăn khoảng 16.000 đồng, cộng thêm tiền thuốc, tiền điện, tiền công, tiền các loại cu ti củ tỉ thì coi như không công. Giá xuống, lợn đến kỳ xuất mà thương lái ép giá thì cũng coi như đi vì mỗi lứa mấy chục con chậm xuất ngày nào là ngốn thêm tiền thức ăn, chi phí khác ngày ấy. Đấy là lợn giống ông bà còn chủ động được, khu trại hai chục con nái ra lò tới đâu quy hoạch ngay tới đó, số cấp bù vào những ô lợn thịt mới xuất, số bán cho làng xa làng gần làm giống, đắt như tôm tươi vì nuôi lợn theo hướng trang trại đang phát mạnh nhờ chính sách khuyến khích của tỉnh và cũng là cách làm giàu hiệu quả trong nông thôn. Cái sách của ông bà Tĩnh - Ngát là tính toán thật kỹ thời điểm thả nái và xuất hơi. Ví như duy trì ổn định giữa năm, tăng đàn để tăng xuất trong dịp tết. Bớt được khâu giống, chi phí lớn nhất còn lại là thức ăn. Mấy chục ngàn một kg cám công nghiệp, nếu toàn thức ăn công nghiệp thì lỗ chỏng gọng.

Ông bà đã chủ động nguồn thức ăn tại chỗ như ngô, sắn từ mấy sào ruộng, vườn nhà, tỷ lệ thức ăn công nghiệp chỉ chiếm 30% lượng thức ăn cho lợn, vì thế giá có xuống thấp thì vẫn chịu được nhiệt. Cuối năm, ông bà Tĩnh Ngát cười như Liên Xô. Giá lợn hơi từ 25.000 đồng/kg nhảy phóc lên 29.000, rồi 30.000 có lẻ. Lứa xuất gần nhất hai chục con, trên tấn lợn, ông bà thu về trên 30 triệu đồng. Cả năm, tổng số lợn hơi xuất bán trên 100 con, quy cân gần 6 tấn, tổng thu tạm tính từ bán lợn thịt xấp xỉ 180 triệu đồng, cộng với bán lợn giống vợ chồng lão nông này thu về khoảng 300 triệu đồng. Hạch toán, trừ chi phí các loại, lãi ròng gần 130 triệu. Như vậy, bình quân mỗi tháng ông bà Tĩnh - Ngát thu lãi trên 11 triệu đồng, một khoản tiền lớn mà hiện chưa có nghề gì ở nông thôn so bì được!

Cuối năm, chúng tôi lên Đại Phác vào thăm lại trang trại chăn nuôi của gia đình ông bà. Không hẹn trước, bà Ngát đang dở bát cơm trưa, bỏ bát đứng lên tiếp khách, phàn nàn: "Ông lão đi sang làng xem lợn cho dân mãi chưa về, tớ chén trước. Rõ khổ, hợi với lợn, suốt ngày. Tớ cũng vừa cho nó ăn xong, mở đài cho nó ngủ rồi mình mới vào chén được!". Phàn nàn vậy nhưng rồi bà lại cười rất sảng khoái, anh bạn đi cùng bỗng nhiên cũng hứng chí bảo, thích làm nông dân nuôi lợn. A, nông dân nuôi lợn thời @!

T.A

Bà Ngát cười tươi khi xuất gần 1 tấn lợn với giá 30.500 đồng/kg dịp cuối năm 2009.

Các tin khác

Ngày 5/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo giá hàng hóa sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2010 khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh hơn.

Siết chặt quản lý nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có các mặt hàng như ô tô, đá quý, kim loại quý.

Bộ Công Thương cho biết trong năm 2010 sẽ tăng cường siết chặt quản lý nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có các mặt hàng như ô tô, đá quý, kim loại quý.

Tạm thời xăng vẫn giữ ổn định giá bán.

Nhiều khả năng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ được xem xét điều chỉnh trong vài ba ngày tới nếu giá thế giới tiếp tục tăng cao.

Chăn nuôi trâu ở xã Tân phượng (Lục Yên).
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Trong năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai mới và tiếp tục thực hiện 9 mô hình khuyến nông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục