Văn Chấn: Bất ổn từ vùng cam

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/1/2010 | 3:14:50 PM

Những ngày áp tết Nguyên đán, cả Thị trấn Nông trường Trần Phú đến xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La vàng rực một màu cam chín.

Nông dân xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) chăm sóc cam. (Ảnh: M.T)
Nông dân xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) chăm sóc cam. (Ảnh: M.T)

Trên các con đường làng, xe lớn, xe nhỏ đổ về mang cam quýt về xuôi. Không phải là năm cam được mùa, nhưng nhiều hộ vẫn thu cả tỷ đồng nhờ cam, quýt. Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui, người ta dễ dàng nhận ra những bất ổn từ vùng cam lớn nhất tỉnh.

Từ một địa phương mà người dân chỉ quen với trồng lúa, trồng chè, thì nay Văn Chấn đã là “thủ phủ” của cây cam, quýt và trở thành vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh lớn nhất tỉnh Yên Bái vào thời điểm hiện nay. Huyện Văn Chấn đã quy hoạch 5 xã vùng ngoài gồm: thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La, Cát Thịnh phát triển vùng cây cam, quýt “chuyên canh” với khối lượng hàng hoá lớn.

Chủ trương, phù hợp với nguyện vọng, khát khao làm giàu của người dân, thế là nhà nhà trồng cam, người người trồng cam. Tất cả những diện tích vườn tạp, nương chè kém hiệu quả được người dân nơi đây phá bỏ trồng cam, quýt.

Chỉ sau hơn ba năm quy hoạch phát triển, cây cam đã được trồng từ nhà lên đồi, chỗ nào có đất là được trồng cam, diện tích cam đã lên đến 1 ngàn ha. Cho đến hết năm 2009, toàn vùng đã có 2 ngàn ha cam, quýt, sản lượng bình quân đạt từ 10-12 ngàn tấn/ năm. Đời sống nhân dân trong vùng đã được nâng lên rõ rệt, đói nghèo đang khép lại. Thị trấn Nông trường Trần Phú là một minh chứng rõ nhất. Cuộc sống nhân dân khá giả hẳn lên, nhà xây khang trang mọc lên ngày càng nhiều nhờ vào tiền bán hoa quả. Năm 2009, thị trấn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, đáng mừng hơn là thu nhập bình quân đầu người đạt gần 10 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như các gia đình: Phạm Đình Việt, Hoàng Văn Thông, Phạm Đình Khôi, Nguyễn Văn Lộc...

Hiệu quả kinh tế từ trồng cam, quýt không ai có thể phủ nhận, tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui, vùng cam, quýt Văn Chấn đang bộc lộ nhiều điều bất ổn. Mặc dù, đã được quy hoạch nhưng việc trồng và phát triển cam quýt của người dân rất tràn lan và đang có nguy cơ vỡ quy hoạch. Rất nhiều hộ dân trồng cam theo kiểu phong trào, giống cây không đảm bảo dẫn đến tuổi thọ cây ngắn, năng suất thấp, chất lượng quả kém, không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phần lớn diện tích cam, quýt đã trồng đều do các hộ tự nhân giống bằng phương pháp triết, ghép, không chỉ chất lượng cây kém mà còn nhiễm bệnh.

Thực tế, đã có hàng trăm ha cam không cho thu hoạch và nhiễm bệnh, nhiều cây chết, không ra quả. Để có đủ cây giống cho sản xuất, trong nhiều năm qua, huyện đã phải đi mua từ các tỉnh, thành trong cả nước và bà con tự chiết ghép cây giống. Hiện tại, huyện, xã và ngay cả bản thân người trồng cam, quýt cũng không thể kiểm soát chất lượng giống. Có thể nói, phần lớn diện tích tích cam, quýt đã trồng không rõ nguồn gốc, lý lịch giống, thiếu sự quản lý về chất lượng giống. Từ những yếu tố đó, chất lượng quả giảm sút, cam không còn mùi vị đặc trưng. Mặc dù sản lượng cam, quýt lớn, song giá trị thu nhập lại thấp (giá một kg cam Văn Chấn chỉ bằng nửa giá các loại cam vùng miền khác).

Không chỉ có vậy, năng suất rất thấp, bình quân 1 ha chỉ đạt 500kg quả tươi và bán theo giá thị trường chỉ được 30 - 35 triệu đồng, sau khi trừ chi phí người trồng cam chẳng còn lãi là bao. Điều mà người trồng cam, quýt Văn Chấn lo ngại nhất hiện nay là việc giống không rõ nguồn gốc mà lại nhiễm bệnh làm lây lan ra cả vùng cam, quýt thì hậu quả thật là khôn lường.

Để vùng cam, quýt phát triển ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tỉnh và huyện Văn Chấn cần đầu tư xây dựng cơ sở ươm giống cam, quýt đạt tiêu chuẩn để cung ứng giống cho sản xuất. Cứ để tình trạng trồng tự phát, sử dụng giống không rõ nguồn gốc như hiện nay thì vùng cam quýt chắc chắn sẽ lụi bại trong một tương lai không xa. Cùng với việc quản lý, cải tạo giống cam, Văn Chấn cũng cần xây dựng thương hiệu cho vùng cam, bởi hiện nay cam Văn Chấn không có thương hiệu trên thị trường mà chỉ đơn thuần là chỉ dẫn địa lý.

Hiền Lương

Các tin khác

Đó là ý kiến được nhiều chuyên gia kinh tế có uy tín đưa ra tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhận diện cơ hội đầu tư – kinh doanh” tổ chức sáng nay, 14-1, tại Hà Nội. Hội thảo do Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với báo Đầu tư tổ chức.

Ngày 13.1, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 107 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG).

Giá vàng tăng 10.000  đồng mỗi chỉ

Vừa mất ngưỡng 2,7 triệu đồng/chỉ vào phiên trước, hôm nay (14/1) giá vàng trong nước tăng 10.000 đồng/chỉ và nhanh chóng trở lại ngưỡng này nhờ sự hỗ trợ của kim loại quý trên thế giới.

Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân nông thôn miền núi đang là nhu cầu cấp thiết và sẽ hạn chế việc đi phá rừng.

YBĐT - Từ năm 2005 – 2009 thị xã Nghĩa Lộ (TXNL) đã có thêm 728 ha rừng trồng mới, giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc và nâng cao thu nhập của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục