“Vốn” thoát nghèo của Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/5/2010 | 2:44:20 PM

YBĐT - Xác định công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua Đảng bộ và chính quyền xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có những giải pháp thiết thực triển khai chương trình XĐGN ở địa phương.

Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, hộ gia đình anh Nguyễn Minh Phương   thôn Tân Thành, xã Quy Mông đã thoát nghèo và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, hộ gia đình anh Nguyễn Minh Phương thôn Tân Thành, xã Quy Mông đã thoát nghèo và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Xã Quy Mông, huyện Trấn Yên có 1.280 hộ với 5.190 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 40%. Đời sống của người dân chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và buôn bán nhỏ lẻ. Xác định công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua Đảng bộ và chính quyền xã Quy Mông đã có những giải pháp thiết thực triển khai chương trình XĐGN ở địa phương.

Những năm gần đây, thời tiết không thuận lợi, giá nông sản trên thị trường không ổn định, giá vật tư phân bón tăng cao đã ảnh hưởng không ít đến đời sống, sản xuất của nhân dân, nhiều hộ gia đình thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, trìnhđộ thâm canh cây trồng còn thấp. Những năm trước, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm hơn 40%. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo chủ yếu là do thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, do trình độ sản xuất thấp, giao thông cách trở, tư tưởng của một số hộ nghèo còn trông chờ, ỷ lại, chưa thực sựtự vươn lên thoát nghèo.

Để thực hiện hoàn thành công tác XĐGN, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Quy Mông đã xây dựng Đề án XĐGN theo từng giai đoạn và có kế hoạch cụ thể cho từng năm, trong đó, tập trung giải quyết những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo. Đảng bộ xã đã chỉ đạo Ban XĐGN mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, phối hợp với các chi hội nông dân tổ chức các buổi sinh hoạt phổ biến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nhân dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất.

Mặt khác, Ban chỉ đạo XĐGN xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai cho hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện để đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, có trên 200 hộ nghèo của xã đã được vay vốn từ Ngân hàng CSXH với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng.

Cùng với việc tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn, Quy Mông còn phối hợp với các ngành chức năng của huyện triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến ngư cho nông dân, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo Quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay toàn xã đã có 459 người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, con em hộ nghèo được hỗ trợ học tập theo chế độ; triển khai Chương trình 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, năm 2009, đã có 14 hộ được cấp đất ở, hỗ trợ làm công trình nuớc sạch, mua cây con, giống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Nguyễn Quốc Tuấn - cán bộ Ban XĐGN xã Quy Mông khẳng định: "Muốn XĐGN tận gốc, chỉ có con đường duy nhất là giúp người dân phát triển kinh tế từ thực tế lao động sản xuất. Đối với nông nghiệp, năng suất cây trồng, vật nuôi là yếu tố cơ bản, góp phần XĐGN cho người dân". Việc triển khai Đề án XĐGN do Đảng bộ và chính quyền xã đề ra, cùng sự cố gắng nỗ lực của các hộ nghèo trên địa bàn xã, nhiều hộ đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định, một số hộ đã vươn lên làm giàu.

Gia đình chị Dương Thị Hoài Thu, ở thôn Thịnh An, là một hộ nghèo trong xã, được vay vốn 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, do biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết sử dụng đồng vốn vay hiệu quả nên gia đình đã có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo. Cũng như gia đình chị Thu, trong xã có nhiều hộ gia đình nghèo được vay vốn từ Ngân hàng CSXH đã thoát nghèo như: hộ anh Đinh Công Dân, hộ chị Ngọc Thị Bao, thôn Thịnh Lợi...

Bằng những việc làm thiết thực, đầu tư đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 13,1% theo tiêu chí mới.

 Trần Minh

Các tin khác

YBĐT-Vụ xuân 2010, bà con nông dân trong tỉnh đưa vào gieo cấy trên 18 ngàn ha lúa các loại. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, đầu vụ nhiều diện tích thiếu nước tưới trầm trọng, giữa vụ sâu bệnh phá hại trên diện rộng...

Theo ý kiến của một số ngân hàng thương mại, cạnh tranh lãi suất huy động hiện nay vẫn gay gắt. Thực tế từ cuối tuần qua đến nay, nhiều thành viên đã nâng lãi suất huy động lên sát 12%/năm

Những diễn biến mới trên thị trường đang cho thấy khả năng tiếp tục giảm lãi suất cho vay khó khăn hơn, ngoại trừ có sự can thiệp mạnh của Ngân hàng Nhà nước.

YBĐT- Huyện Trấn Yên có diện tích đất tự nhiên là 62 nghìn ha, diện tích rừng là 46 nghìn ha, trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm trên 60 %. Trên địa bàn huyện hiện có 172 cơ sở sản xuất chế biến gỗ, tập trung chủ yếu ở các xã Lương Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng, Y Can, Minh Quân, Kiên Thành... mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 900 lao động, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương.

Cơ giới hóa trong nông nghiệp góp phần giảm sức lao động và tăng mùa vụ.

YBĐT - Hơn hai nghìn ha lúa xuân ở Trấn Yên (Yên Bái) đang nhuốm sắc vàng, báo hiệu mùa gặt đã tới. Chúng tôi ngược Nga Quán, Cổ Phúc, Minh Quán, Việt Thành… để hòa cùng không khí thi đua, rộn rã trên các cánh đồng, tránh những tổn thất do thiên tai gây ra, theo đúng tinh thần các cụ đã dạy “xanh nhà hơn già đồng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục