Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Nên hay không?

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/5/2010 | 7:57:43 AM

Tuần qua, Quốc hội đã nghe báo cáo về dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM và dành hẳn buổi chiều 21/5 để bàn về dự án này. Đây cũng là vấn đề mà người dân đang rất quan tâm. Nên hay không nên thực hiện “siêu dự án” này? Bạn đọc VnMedia có nhiều ý kiến tâm huyết…

Nhiều bạn đọc cho rằng, làm đường sắt cao tốc lúc này là chưa đúng thời điểm - ảnh minh hoạ
Nhiều bạn đọc cho rằng, làm đường sắt cao tốc lúc này là chưa đúng thời điểm - ảnh minh hoạ

Chưa đúng thời điểm
 
Trong những ý kiến đóng góp gửi về VnMedia, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp để triển khai dự án.
 
Bạn đọc Vũ Linh, một Việt kiều từ Pháp, đề nghị Quốc hội xem xét lại kỹ về mọi mặt trước khi chấp nhận thông qua dự án này. Ông Vũ Linh cho rằng, việc xây dựng ĐSCT ở nước ta thời gian này chưa thât thích hợp với khả năng và đỉều kiện kinh tế của đất nước. Theo ông Linh, thực chất dự án này mang ý nghĩa về kỹ thuật nhiều hơn chứ không phải lợi ích kinh tế.
 
Ông Linh cũng phân tích, hiện nay, Việt Nam còn nhiều lĩnh vực khác cấp thiết hơn cần đầu tư thích đáng. Với ngành GTVT nói chung và đường sắt nói riêng, thì việc cấp bách hơn là cần mở rộng tuyến đường sắt hiện có để nâng cao năng lực vận chuyển. Việc này nên bao gồm mở rộng khổ đường từ khoảng 1m lên 1,435m và đặt hai đường song song cho hai chiều đi về. Việc mở rộng này cũng có thể làm từng đoạn, và dựa vào nền đường cũ đã ổn định lâu năm vì có thể tiến hành thi công nhanh, thuận lợi và tiết kiệm.
 
Ông Linh cũng cho rằng, với chiều dài hơn 2500km bờ biển và nhiều sông ngòi, thì đường thuỷ Bắc Nam có lợi hơn nhiều so với các kiểu vận chuyển khác mà việc đầu tư thì đơn giản hơn. Theo đó, việc đầu tư và bảo dưỡng chủ yếu là phương tiện và bến cảng, còn về khai thông sông ngòi không đòi hỏi nhiều công sức duy trì báo dưỡng.
 
Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì việc ưu tiên cho ngành năng lượng và giao thông vận tải là hàng đầu. Nó đòi hỏi nhiều công sức tiền của, vì vậy cần phải được xem xét kỹ. Tốt nhất là nên mở rộng lấy ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước và của đông đảo nhân dân” - ông Linh viết.
 
Đồng quan điểm với ông Vũ Linh, bạn đọc từ hộp thư
phuoctamca@gmail.com cũng cho rằng, không nên làm đường sắt cao tốc trong thời điểm này mà hãy đợi khoảng 5 năm nữa rồi hãy tính.
 
Theo bạn phuoctamca, có nhiều dự án quan trọng khác (hiện tại và tương lai) đang rất cần kinh phí, mà là kinh phí rất so với đường sắt cao tốc. “Nên biết rất nhiều dự án hiện nay đang "đóng băng" vì thiếu kinh phí. Làm cái gì tới nơi tới chốn thì hiệu quả sẽ cao và lợi ích hơn là cái gì thấy lợi ích rồi làm và cuối cùng là chẳng tới đâu, gây ra mất mát không lường được” - bạn phuoctamca viết.
 
Bạn đọc này đặt câu hỏi "tại sao họ là nước phát triển mà không làm đường cao tốc?" và giải thích: Phân tích dự án đầu tư, cộng với khoa học về môi trường, bạn sẽ thấy rằng: đường sắt cao tốc là không đem lại lợi ích thiết thực nhiều so với số tiền mà công sức bỏ ra. Đó là "cái không khôn ngoan" phải trả cho chi phí cơ hội... Và đó là lý do nhiều nước châu Âu, châu Mỹ không làm".
 
Một băn khoăn nữa của bạn đọc phuoctamca là về những mất mát khi làm ĐSCT: “Khi làm ĐSCT chúng ta sẽ phải hy sinh như phá rừng, giải tỏa dân cư với số lượng lớn, đền bù, làm xáo trộn môi sinh với độ dài 3000 km... Một bài học là "cái gì được, cái gì mất" phải liệt kê ra và so sánh, phân tích...”
 
Bạn phuoctamca đề xuất phương án thay thế là nâng cấp, mở rộng đường sắt, mua thêm máy bay... bởi máy bay vẫn là phương tiện giao thông nhanh chóng số một của rất nhiều nước. Thậm chí, cũng cần phải tính đến đường thủy nếu chở hàng hóa nhiều và chẳng cần phải xây dựng "đường sắt thủy" cho tốn tiền, mang nợ.

Nỗi lo gánh nặng nợ nần
 
Đồng ý rằng ĐSCT là rất cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội nhưng vẫn băn khoăn về số tiền đầu tư quá lớn, bạn đọc Hoàng Ngọc Sơn (hoangsonvptu@gmail.com). “Tôi đề nghị Quốc hội hãy tỉnh táo lắng nghe những ý kiến phản biện của các học giả, chuyên gia kinh tế để có quyết định sáng suốt, tránh những gánh nợ nần quốc gia cho thế hệ mai sau - bài học nợ quốc gia của Hy-Lạp là đắt giá” - bạn Hoàng Ngọc Sơn tâm huyết.
 
Theo bạn đọc này, trong giai đoạn 2015-2025 chỉ nên làm từng tuyến (trước mắt đoạn TP Hồ Chí Minh - Nha Trang và Hà Nội -Vinh). Về lâu dai, theo bạn Sơn thì nhà nước nên tập trung nguồn lực đầu tư mở rộng toàn tuyến đường sắt Bắc-Nam từ khổ 1.000 mm lên 1.435mm, điện khí hoá đầu máy, tự động hoá quá trình điều vận, chỉ huy chạy tàu. Như vậy chúng ta vừa nâng cao năng lực vận chuyển đường sắt cả về hàng hoá, hành khách với chi phí phù hợp với mọi đối tượng - tất nhiên hiệu quả kinh tế sẽ cao với chi phí thấp. “Với tôi thì lựa chọn đi máy bay vẫn có hiệu quả kinh tế cao” - bạn Sơn chốt lại.

Làm lúc này là cần thiết
 
Trái ngược với các ý kiến trên, một số bạn đọc cho rằng, việc làm đường sắt cao tốc lúc này là cần thiết. Bạn Nguyễn Đình Nam (nnguyendinhnam@ymail.com) cho rằng việc làm đường sắt cao tốc là rất đúng, mang tính chiến lược cao.
 
Phân tích về ý kiến của mình, bạn Đình Nam đưa ra những ví dụ chứng minh rất cụ thể. “
Nước ta có nhiều ví dụ điển hình trong các ý kiến ngược nhưng Đảng ta đã rất đúng và sáng suốt vượt qua” - bạn Nam Viết. Theo đó, bạn Đình Nam lấy ví dụ về làm thủy điện Hoà Bình, dầu khí Vũng Tàu thời bao cấp; làm đường điện 500kv, đường Hồ Chí Minh; làm hoá dầu Dung Quất; chọn hệ thống viễn thông theo công nghệ số hoặc analog...
 
Có rất nhiều ý kiến cho rằng phải vay nợ nhiều. Tôi xin hỏi các nước trên thế giới như Mỹ chẳng hạn họ có số nợ khổng lồ và nhiều nước giàu có khác, phải chăng họ kém nên vay nhiều để nước họ trở thành cường quốc hay sao. Đã có nước nào nợ ít mà là cường quốc hay chưa?
 
Trong dân gian vẫn có câu khuyên nhau: Vay nợ để làm nhà, tạo công ăn việc làm thì chẳng có gì phải sợ. Sợ nhất là vay tiền đem đi dánh bạc, ăn chơi... Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư để phát triển với tầm nhìn xa, cộc sống vận động nên số tiền 50-60 tỷ đô la/10 năm theo tôi là không nhiều, mà có thể nói là bình thường
” - Bạn Đình Nam viết.
 
Cũng cho rằng việc xây dựng thành công một đường cao tốc Bắc - Nam là một việc làm cần thiết, mang tính chiến lược lâu dài đặc biệt là phát triển kinh tế xã hội cũng như mặt bằng đô thị ở Việt Nam hiện nay, bạn xuanphan (xuanphan213@gmail.com) chỉ băn khoăn, giải pháp nào để huy động vốn? giải phóng mặt bằng như thế nào? lựa chọn nhà thầu nào? đơn vị thi công nào?... phải được bàn bạc thấu đáo.
 
Xuất phát từ những nước đã vận hành thành công. Chúng ta tự tin rằng, Việt Nam sẽ làm được và chắc chắn làm được”. - bạn xuanphan kết luận

(Theo VNMedia)

Các tin khác

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Công thương, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Nguyễn Cẩm Tú tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ngày 26/5 tại Hà Nội, đến nay đã có 22 nước công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Quang cảnh diễn đàn Doanh nghiệp VN.

Phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách thể chế và thủ tục hành chính là những vấn đề nóng tại Diễn đàn doanh nghiệp VN với chủ đề "Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế VN", tổ chức hôm qua tại Hà Nội.

Khách hàng tham quan sản phẩm.

YBĐT - Ngày 26/5, tại xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổng Công ty Máy động lực, Máy nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị khách hàng về máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khu tái định cư  thôn Đồng Đình 2 chưa xong do đơn vị thi công gặp phải nền đất cứng.

YBĐT - Đến thời điểm 22/5/2010, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai ( đoạn qua địa phận thành phố Yên Bái) cơ bản đã hoàn thành. Một số hộ dân xã Âu Lâu và Hợp Minh đang chặt cây, dỡ nhà trả mặt bằng cho các đơn vị thi công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục