Nghề đan rọ tôm nuôi người Phúc An

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/5/2010 | 2:56:24 PM

YBĐT - Tại những phiên chợ của xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái) họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, ngoài những mặt hàng như các chợ khác, ở đây còn một loại mặt hàng khá đặc biệt, đó là rọ tôm.

Đan rọ tôm trở thành nghề chính của nhiều người dân thôn Đồng Tâm, xã Phúc An (Yên Bình).
Đan rọ tôm trở thành nghề chính của nhiều người dân thôn Đồng Tâm, xã Phúc An (Yên Bình).

Từ sáng sớm đã diễn ra cảnh mua bán tấp nập của những người bán rọ, của những người bán nứa, bán giang cho người làm nghề đan rọ tôm của các ngư dân đi mua rọ chuẩn bị cho chuyến đi hồ sắp tới.  Nghề đan rọ đã bắt rễ vào mảnh đất này dễ đến mấy chục năm có lẻ, Đồng Tâm là làng đầu tiên trong xã có nghề đan rọ tôm. Chừng đó thời gian đã đủ lâu để tất cả hơn 80 hộ dân trong làng gắn bó cùng nghề và để nghề lan tới những làng khác cũng như cho những người con của làng lập nghiệp ở phương xa mang nghề của quê hương tới những miền đất lạ.

Nếu như Xuân Lai nổi tiếng với nghề đan rọ tế thì Phúc An lại nổi tiếng bởi nghề đan rọ nứa. Có các tên gọi khác nhau như vậy là do được đặt theo loại vật liệu làm rọ. Rọ tế nhỏ, khi đánh bắt được dùng cắm xuống bùn còn rọ nứa to hơn đôi chút, được thả ở những chỗ nước sâu. Ở Phúc An, có những người chuyên lấy nứa và giang từ trên núi Yến về cung cấp cho những người đan rọ trong xã. Nhưng muốn làm được những chiếc rọ bền và đẹp cũng thật lắm công phu. Giang và nứa phải chọn những cây già. Sau khi được lấy về, nứa được chẻ lấy phần cật và đem phơi khô, khi nào đan thì lại đem ngâm nước cho dẻo. Nếu đan bằng nứa tươi, khi khô nứa sẽ bị “ngót” tạo ra những khe hở to giữa các nan, tôm sẽ chui ra ngoài.

Những yêu cầu của một chiếc rọ tôm cũng thật khắt khe. Chiếc hom ngoài phải to hơn hom trong một chút, làm sao phải đủ rộng để tôm dễ dàng chui vào ăn mồi nhưng cũng vừa đủ nhỏ để tôm không thể ra ngoài. Miệng rọ hơi loe ra, sao cho chiếc nút rọ không bị rơi ra và cũng không bị tụt vào trong, đồng thời chắc để buộc dây khi thả rọ không bị tuột. Rọ tôm đan không được chặt tay quá, cũng không được lỏng quá những con tôm nhỏ vừa không chui lọt lại vừa phải nhanh thoát nước, người kéo không phải dùng nhiều lực mà đảm bảo được độ bền của rọ. Một chiếc rọ tôm dùng được khoảng 4 tháng, nhưng những tháng mùa hè nước hồ nóng hơn nên dùng được chừng 3 tháng là ngư dân phải thay lượt rọ mới.

Làng rọ sôi động nhất từ tháng 6 tới tháng 12 hàng năm, khi vào mùa đánh bắt. Tuy nhiên, làng nghề hoạt động quanh năm người ta đan rọ mọi lúc, từ sáng sớm tới khi đi ngủ. Người người đan rọ, nhà nhà đan rọ, từ những cụ ông, cụ bà bảy tám mươi tuổi tới những đứa trẻ lên mười đều có thể là những thợ đan lành nghề. Tới mỗi gia đình đều thấy người vót nan, người đan hom, người lên thân rọ, tạo thành một dây chuyền sản xuất nhỏ được chuyên môn hoá.

Mỗi người một ngày có thể đan được từ 15 - 20 chiếc, với giá trung bình 2.000 đồng/chiếc sẽ mang lại thu nhập thường xuyên cho vùng quê ít rừng, ít ruộng này. Đã từ lâu, đan rọ đã trở thành nghề chính nuôi sống người dân vùng này mấy chục năm qua. Tuy chưa thể giàu nhưng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. “Tiếng lành đồn xa” sản phẩm rọ tôm ở Phúc An không chỉ cung cấp cho ngư dân vùng hồ Thác Bà mà còn tới tận Tuyên Quang, Hoà Bình. Người dân nơi đây đã thực sự sống được với nghề.

Hồng Khanh

Các tin khác
Cán bộ Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ kiểm tra chất lượng cá giống trước khi xuất bán.

YBĐT - Trong những năm qua, Trại giống thuỷ sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, chuyển giao kiến thức KHKT, bảo tồn và sản xuất các loại cá quý hiếm, hiệu quả kinh tế cao, phục vụ nhu cầu nghề cá trong nhân dân.

Không quá đắt như ở miền Trung và miền Nam, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phía bắc đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư bởi giá hợp lý, dự án phong phú.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Sáng nay 27/5, Triển lãm quốc tế về điện hạt nhân lần thứ 4 - năm 2010 đã được khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị. Triển lãm năm nay được tổ chức với chủ đề “Hướng tới dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”.

Đồng bào Mông ở thôn Ao Ếch, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên) khai thác quế.

YBĐT - Nằm cách trung tâm xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) chừng 10 km, thôn Ao ếch có 69 hộ, 394 nhân khẩu với 4 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 90% còn lại là các dân tộc: Dao, Tày, Kinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục