Đổi mới ở thôn Ao Ếch

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/5/2010 | 9:40:51 AM

YBĐT - Nằm cách trung tâm xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) chừng 10 km, thôn Ao ếch có 69 hộ, 394 nhân khẩu với 4 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 90% còn lại là các dân tộc: Dao, Tày, Kinh.

Đồng bào Mông ở thôn Ao Ếch, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên) khai thác quế.
Đồng bào Mông ở thôn Ao Ếch, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên) khai thác quế.

Nếu ai đã từng đến Ao Ếch cách đây hơn chục năm về trước hẳn sẽ không thể hình dung nổi người dân ở thôn vùng cao này lại khó khăn đến vậy. Cả thôn có gần 10 ha lúa nước, còn lại là lúa nương cho năng suất thấp.

Không có nghề phụ nên cuộc sống của người dân chủ yếu trông cậy vào sản xuất nông nghiệp. Thiếu kiến thức KHKT, nên cây lúa trồng ở trên ruộng chỉ được cày bừa qua loa rồi phó mặc cho tự nhiên. Năm được mùa thì cuộc sống tạm no đủ, năm mất mùa thì trông chờ vào sự cứu trợ của Nhà nước.

Tỷ lệ hộ đói nghèo trong thôn vào những năm 2000 chiếm tới trên 60%. Vậy mà từ các nghị quyết chuyên đề về phát triển thâm canh tăng vụ, phá vỡ thế độc canh trong nông nghiệp đã giúp cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Năm 2004, thôn được Đảng ủy xã cử cán bộ về hướng dẫn bà con áp dụng KHKT trong sản xuất. Anh Vũ Xuân Bá - cán bộ khuyến nông cho biết: "Bước đầu cũng gặp không ít khó khăn vì 100% người dân không biết chữ, không biết tiếng phổ thông, nhận thức còn nhiều hạn chế". Song, nhờ sự nhiệt tình trong công tác, không ngần ngại đường sá xa xôi, cán bộ lặn lội đường rừng đến thôn trực tiếp triển khai công tác với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát từng đối tượng” để hướng dẫn và giải thích cho bà con về những nội dung cơ bản như: lịch thời vụ, kỹ thuật làm mạ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa, hoa mầu trong từng giai đoạn phát triển.

Cùng đó, thôn còn được Đảng, Nhà nước đầu tư một số công trình thủy lợi và hỗ trợ khuyến khích khai hoang mở rộng  diện tích ruộng nước, nên gần 2000 mét mương đã được kiên cố hóa, tu sửa một số tuyến mương cũ để đảm bảo nước phục vụ tưới tiêu, đưa các loại giống lúa mới có năng suất cao vào gieo cấy toàn bộ trên diện tích và nâng từ một vụ lên hai vụ/ năm, đã cho năng suất cao từ 4 tấn/ ha/vụ lên 5,4 tấn/ ha/vụ.

Hiện nay, thôn đã có diện tích lúa nước gần 13,5 ha, cộng với thâm canh, xen canh các loại hoa mầu như: trồng đậu đỗ xen với sắn, trồng bí xen với ngô trên đất dốc... cũng cho thêm nguồn thu. Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi cũng được Đảng ủy, chính quyền xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, nhất là trong mùa đông. Nhờ vậy, trung bình mỗi hộ có từ 3 - 5 con trâu, 8 - 10 con lợn và từ 50 con gia cầm trở lên. Ngoài ra, còn 7 hộ nuôi ngựa và 2 hộ chăn nuôi bò theo phương pháp bán công nghiệp.

Đi đôi với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, người dân còn tích cực trồng rừng kinh tế như: quế, bồ đề, mỡ, sa mu, bảo vệ diện tích rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đầu nguồn. Năm 2006, thôn tiếp tục được Nhà nước đầu tư mở thông tuyến đường từ trung tâm xã đến thôn, đảm bảo ô tô, xe máy qua lại tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con lưu thông hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện toàn thôn có gần 98% số hộ mua sắm được xe máy, hơn 50% hộ có ti vi, gần 85% hộ làm được nhà khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 6 triệu đồng/người/năm, lương thực lãng quên đạt 360 kg/ người/năm. Trường học được xây dựng kiên cố, 100% trẻ em trong độ tuổi được đi học, năm 2008, thôn đã được xây dựng thêm một phòng học dành cho các cháu mầm non.

Đời sống được cải thiện, văn hóa tinh thần được nâng lên. Các hoạt động văn hóa, xã hội được gắn với nhiều nội dung như: xây dựng gia đình văn hóa, phát triển kinh tế, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước...

Đáng chú ý là hoạt động trong phong trào văn nghệ, thể thao, đã khơi dậy và bảo tồn được giá trị đặc trưng, bản sắc văn hoá của dân tộc Mông như: múa khèn, thổi kèn môi, kèn lá, bắn nỏ, đẩy gậy và các môn thể thao hiện cũng được quan tâm phát triển để thanh, thiếu niên trong thôn rèn luyện sức khỏe. Những năm gần đây, an ninh trật tự được giữ vững, tệ nạn xã hội bị đẩy lùi, thôn không còn xảy ra trộm cắp vặt, tranh chấp đất đai và sử dụng trái phép vũ khí tự chế, vật liệu nổ nguy hiểm, không còn tồn tại tệ nạn nghiện ma tuý, mua bán trái phép chất ma túy. Năm 2009, thôn Ao Ếch được công nhận “Thôn văn hoá” của xã Châu Quế Thượng.

A. Mua  

Các tin khác
Mặt hàng công nghệ phẩm sản xuất trong nước đã có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

YBĐT - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng phát động là một cuộc vận động quy mô lớn, mang ý nghĩa xã hội và lợi ích kinh tế sâu rộng.

Nhiều bạn đọc cho rằng, làm đường sắt cao tốc lúc này là chưa đúng thời điểm - ảnh minh hoạ

Tuần qua, Quốc hội đã nghe báo cáo về dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM và dành hẳn buổi chiều 21/5 để bàn về dự án này. Đây cũng là vấn đề mà người dân đang rất quan tâm. Nên hay không nên thực hiện “siêu dự án” này? Bạn đọc VnMedia có nhiều ý kiến tâm huyết…

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Công thương, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Nguyễn Cẩm Tú tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ngày 26/5 tại Hà Nội, đến nay đã có 22 nước công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Quang cảnh diễn đàn Doanh nghiệp VN.

Phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách thể chế và thủ tục hành chính là những vấn đề nóng tại Diễn đàn doanh nghiệp VN với chủ đề "Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế VN", tổ chức hôm qua tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục