Nhà mạng lại xin giảm cước di động, Bộ TT-TT vẫn "cân nhắc"

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/7/2010 | 8:13:25 AM

Đại diện Vụ Viễn thông, Bộ TT-TT cho hay đã nhận được đề xuất giảm giá cước của ba nhà mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel và đang cân nhắc các phương án do ba nhà mạng đề xuất.

Sau hai lần đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông cho phép giảm cước di động cho hai mạng Mobifone và Vinaphone mà chưa được, ngày 30-6 vừa qua, VNPT lại đâm đơn “trình tấu” lần thứ ba trong năm nay đề nghị cho phép giảm cước cho hai “ông lớn” theo như phương án đã đề nghị từ đầu năm.


VNPT hiện đang là chủ quản của hai mạng di động Vinaphone và MobiFone, với tổng số khoảng hơn 60 triệu thuê bao di động. Cụ thể, trong hai tháng 1 và 4, VNPT đã hai lần có công văn đề nghị Bộ TT-TT cho phép VNPT điều chỉnh giảm cước di động cho hai mạng Mobifone và Vinaphone từ 10 - 15% cước.


Từ đầu năm 2010, Bộ TT-TT đã cho phép giảm cước kết nối đối với dịch vụ thông tin di động từ 10-15%. Theo đó, các cuộc gọi từ ba mạng di động đang khống chế thị phần là Vinaphone, MobiFone, và Viettel, khi kết nối trực tiếp đến các mạng di động khác, mạng di động khống chế thị phần sẽ phải trả cho mạng di động khác mức cước giảm khoảng 10-15% so với trước đây. Đây là điều kiện giúp các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế tiết kiệm được chi phí, tạo tiền đề cho việc giảm cước di động tiếp sau đó.


Cũng theo chỉ đạo của Bộ, các doanh nghiệp cần căn cứ trên giá thành dịch vụ, cung cầu trên thị trường và mức giá cước bình quân trong khu vực và trên thế giới để giảm giá cước dịch vụ di động phù hợp.


Sau khi bị Bộ “chặn” cuộc đua khuyến mãi từ ngày 1-7, các mạng viễn thông lớn rục rịch chuyển sang cuộc đua giảm giá cước. Việc giảm cước di động là phù hợp với định hướng công tác quản lý giá cước viễn thông của Bộ. Theo định hướng này của Bộ, các doanh nghiệp viễn thông xây dựng phương án giá cước dựa theo nguyên tắc chung là giá cước dịch vụ hợp lý, áp dụng đối với người sử dụng và giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.


Theo giới chuyên môn, việc các mạng di động cạnh tranh nhau bằng giá cước sẽ tốt hơn cạnh tranh bằng khuyến mại. Bởi khi doanh nghiệp giảm cước thì tất cả các thuê bao đều được hưởng lợi trong thời gian lâu dài. Còn với khuyến mãi, chỉ một nhóm khách hàng được lợi và trong một khoảng thời gian nhất định. Ở tầm vĩ mô, giảm cước là góp phần giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.


Tuy nhiên, chưa thể biết trước được, khi các “ông lớn” giảm giá, những mạng viễn thông nhỏ sẽ phải “chống đỡ” như thế nào để không xảy ra tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” như nhiều người dự đoán.

(Theo ND)

Các tin khác

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 6,5%, chính sách tiền tệ trong sáu tháng đầu năm đã đạt được mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, số lượng, cơ cấu, giá trị tài sản do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng; từng bước xử lý những tồn tại về tài sản, góp phần làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề án kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và sẽ bắt đầu thực hiện vào năm 2011.

Bộ Xây dựng cho biết, cả nước hiện có 632 dự án khu đô thị mới với tổng diện tích hơn 101.886ha đất. Trong đó, miền Bắc có 282 dự án, với 37.950ha đất; miền Trung 56 dự án, diện tích 14.820ha đất; miền Nam 294 dự án, diện tích 49.112ha đất.

Thép xuất xưởng tại Nhà máy Thép Đông Nam Á (Khu công nghiệp Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột.

Hiệp hội Thép Việt Nam liên tiếp có công văn khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính - phủ chấn chỉnh ngay việc cấp giấy phép đầu tư, nhằm cứu ngành thép khỏi nguy cơ vỡ quy hoạch sẽ kéo theo hàng loạt những hậu quả khó lường khác có thể xảy ra. Tuy nhiên, vỡ quy hoạch không chỉ đang xảy ra với riêng ngành thép.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục