Phát triển công nghiệp tạo bước đột phá kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/7/2010 | 2:36:25 PM

YBĐT - Cuối năm 2008, huyện Văn Chấn (Yên Bái) quyết định xây dựng khu công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Một năm sau, khu công nghiệp Sơn Thịnh ra đời, tuy vẫn còn ngổn ngang và bộn bề nhưng đã có 3 doanh nghiệp vào đầu tư làm ăn với tổng số vốn gần 200 tỷ đồng.

Thủy điện Nậm Tộc (Văn Chấn) đã hoàn thành và đi hoạt động với công suất 2,1 triệu kwh/tháng. (Ảnh: Thanh Thủy)
Thủy điện Nậm Tộc (Văn Chấn) đã hoàn thành và đi hoạt động với công suất 2,1 triệu kwh/tháng. (Ảnh: Thanh Thủy)

Hiện nay, đã có 10 nhà đầu tư khác tiếp tục nộp đơn xin thuê đất để xây dựng nhà máy, triển khai dự án. Sự ra đời của khu công nghiệp Sơn Thịnh với hàng loạt các nhà máy chế biến ra đời cho thấy, công nghiệp Văn Chấn đã có sự chuyển biến về chất. Kết quả ấy là sự nỗ lực rất cao của Đảng bộ, chính quyền nơi đây và thể hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đồng thời coi đó là giải pháp để tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế.

Ông Trần Văn Mộc - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Văn Chấn xa trung tâm tỉnh lỵ, nguồn nhân lực hạn chế... đó là khó khăn trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nhưng chúng tôi hiểu rằng, phải đẩy nhanh phát triển công nghiệp, nâng dần tỷ trong công nghiệp trong cơ cấu kinh tế để khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo ra các mặt hàng giá trị kinh tế lớn, giải quyết việc làm cho người lao động và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước”.

Từ nhận thức đúng đắn về vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện tối đa cho các cơ sở sản xuất đầu tư làm ăn, xây dựng các văn bản hướng dẫn và triển khai đầy đủ các chính sách của Nhà nước quy định về hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực mà huyện có tiềm năng lớn, đang khuyến khích đầu tư như: chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện…

Huyện còn tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, cử cán bộ chuyên môn giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, triển khai dự án, nhất là giải quyết kịp thời những vướng mắc, các vấn đề khiếu kiện giữa người dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, khai thác, chế biến khoáng sản…

Đây cũng là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất. Đến nay, Văn Chấn đã hình thành được nhiều ngành nghề sản xuất và chế biến, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sản xuất chè là một ví dụ. Nhiều đơn vị chế biến chè có năng lực chế biến cao, áp dụng công nghệ hiện đại như nhà máy chè Phú Tân, Công ty cổ phần chè Liên Sơn, Trần Phú, Nghĩa Lộ…

Nhiều đơn vị đã tập trung sản suất vật liệu xây dựng như gạch tuy nen, đá xây dựng, vôi, khai thác cát, sỏi… khai thác và chế biến khoáng sản tại Chấn Thịnh, Tân Thịnh, Đại Lịch, Nậm Búng, Sùng Đô… Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư đã và đang vào Văn Chấn triển khai các dự án thủy điện vừa và nhỏ như thủy điện Nậm Tộc (đã hoàn thành) công suất 2,1 triệu kwh/tháng. Các dự án khác đang gấp rút xây dựng như: thủy điện Vực Tuần 1,97 Mw, thủy điện Văn Chấn 57 Mw, thủy điện Ngòi Hút II 48 Mw, thủy điện Thác Cá công suất 22 Mw… Ngoài ra, còn nhiều dự án khác đã đi vào sản xuất và đang tiếp tục triển khai trên lĩnh vực chế biến lâm sản như giấy đế, gỗ thanh, ván bóc…

Theo số liệu thống kê, năm 2009, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn đạt 146 tỷ đồng, (bằng 102% so với kế hoạch), trong đó công nghiệp quốc doanh đạt 36 tỷ, công nghiệp ngoài quốc doanh 136 tỷ đồng.  6 tháng đầu năm 2010, trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cả nước đình đốn nhưng các cơ sở sản xuất ở huyện Văn Chấn vẫn đạt 70 tỷ đồng, (tăng 13,64% so với cùng kỳ năm trước). Nhiều mặt hàng chủ lực vẫn tiếp tục đạt doanh số cao. 

“Công nghiệp phát triển, nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế lớn, việc làm cho người lao động và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đó là nét thành công nổi bật của Đảng bộ huyện Văn Chấn trong nhiệm kỳ qua.

 Những năm tới, công nghiệp Văn Chấn chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp hơn nữa vào sự phát triển chung của huyện và của tỉnh”, đó là nhận xét của lãnh đạo huyện Văn Chấn khi trao đổi với chúng tôi. Nhận định ấy là hoàn toàn có cơ sở khi nền kinh tế trong nước và thế giới đang bước qua khủng hoảng.

Tại Văn Chấn, nhiều dự án đi vào sản xuất, trong đó phải kể đến các nhà máy sản xuất điện năng, khai thác, chế biến quặng sắt, đá ốp lát, thạch anh… cùng hàng chục các dự án khác đang và sẽ triển khai.

Tấn Đạt

Các tin khác
Ảnh minh họa

Từ nay đến năm 2014, cung xi măng của nước ta sẽ tiếp tục cao hơn cầu. Tuy nhiên, lượng dư thừa này sẽ ở mức có thể chấp nhận, nếu có sự điều tiết ngay từ bây giờ.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiếu điện và các giải pháp khắc phục.

Công nhân Lâm trường Văn Chấn chăm sóc cây giống cung ứng cho nhân dân trồng rừng. (Ảnh: Minh Hằng)

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2010, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương triển khai trồng mới được trên 10.600 ha rừng các loại, (đạt gần 76% kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước). Các loại cây được trồng, chủ yếu là: keo, quế, bồ đề, mỡ, bạch đàn mô, tre, luồng và cây bản địa khác.

YBĐT - Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường và hình thành vùng sản xuất ngô hàng hoá, tạo sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng với giá trị tăng thêm hơn hẳn cho nông dân. Qua hai năm triển khai, đã có những kết quả bước đầu nhưng còn một số hạn chế và nông dân nêu hai kiến nghị để hiệu quả dự án đạt cao hơn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục