Xu hướng tiêu dùng đã thay đổi
- Cập nhật: Thứ sáu, 23/7/2010 | 8:18:12 AM
Ngày 22-7, Bộ Công thương, Ban chỉ đạo cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã tổ chức sơ kết chương trình.
Chọn mua dép Bita’s tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP.HCM năm 2010.
|
Ngày 22-7, Bộ Công thương, Ban chỉ đạo cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã tổ chức sơ kết chương trình.
Ngoài ra, các sở công thương còn tiếp nhận và theo dõi 36 đợt bán hàng với 303 lượt doanh nghiệp tham gia khác. Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cũng đã tổ chức 40 đợt đưa hàng Việt về nông thôn với gần 500 lượt doanh nghiệp tham gia, đào tạo kỹ năng bán lẻ cho hàng trăm tiểu thương...
Cùng đưa hàng về nông thôn là hoạt động khuyến mãi bán hàng Việt. Các sở công thương đã phối hợp tổ chức 22 chương trình khuyến mãi, theo dõi 40 đợt khác với trên 7.000 doanh nghiệp tham gia, thu hút trên 13 triệu lượt khách tham quan, doanh thu gần 1.500 tỉ đồng. Các sở công thương cũng tổ chức 66 hội chợ, theo dõi 135 hội chợ khác với trên 17.000 lượt doanh nghiệp tham gia, doanh thu các hội chợ do sở công thương tổ chức gần 500 tỉ đồng...
Theo Bộ Công thương, sau các tháng cao điểm thực hiện cuộc vận động, tại thị trường trong nước hàng VN đã dần chiếm ưu thế và thu hút người tiêu dùng. Tại các TP lớn, xu hướng tiêu dùng của người dân đã có những thay đổi, lượng người tiêu dùng đến mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng đông đã giảm áp lực cho các chợ, tạo ổn định giá cả trên thị trường và hàng hóa được bày bán ở đây chủ yếu là hàng Việt.
Bà Vũ Kim Hạnh - giám đốc Trung tâm BSA - cho biết nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nông dân, nông thôn để “bám rễ” lâu dài. Các doanh nghiệp qua cuộc vận động cũng bắt đầu tạo được hệ thống bán hàng. Đặc biệt, thay vì khó liên kết như trước đây, theo bà Hạnh, đã có một số doanh nghiệp hình thành được cơ chế hợp tác, liên kết với nhau, mua hàng của nhau làm quà khuyến mãi... tạo được tập quán kinh doanh mới có lợi cho hàng Việt.
Bà Đỗ Thúy Hương, trưởng ban kế hoạch đầu tư Tổng công ty Điện tử tin học, cho biết đơn vị đã trúng thầu một số nhà máy điện và mong các bộ tiếp tục nhắc nhở các cơ quan, doanh nghiệp trong hoạt động mua sắm công. Lý do, theo bà Hương, tại nhiều bệnh viện, việc đưa hàng Việt vào rất khó dù có hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt. Thực tế giá máy hút dịch của Ba Lan cao gấp chục lần máy trong nước, trong khi chất lượng tương đương nhưng hàng Việt vẫn khó bán.
“Máy công nghệ cao chúng tôi không dám so sánh, còn máy đơn giản như hút dịch thì chúng tôi đảm bảo, nhưng nhiều nơi vẫn thích dùng hàng ngoại” - bà Hương nói.
Đại diện Sở Công thương TP.HCM cũng công nhận cuộc vận động còn phải lâu dài vì tâm lý sính ngoại vẫn nặng nề, nhiều cơ quan chưa quán triệt, có chương trình cụ thể ưu tiên dùng hàng Việt. Vì vậy, Sở Công thương TP.HCM đề nghị ban chỉ đạo chương trình cung cấp chính thức tài liệu, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp uy tín phát triển kênh phân phối đến nông thôn, hải đảo. Đặc biệt, cần đưa vào chương trình giáo dục phổ thông thông điệp “Dùng hàng Việt là yêu nước” để giáo dục thế hệ trẻ.
Vẫn thiếu gắn kết Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, qua thời gian triển khai, cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” vẫn còn một số hạn chế. Tại các tỉnh thành dù có chủ động xây dựng chương trình hưởng ứng nhưng thiếu sự gắn kết nên chưa phát huy hết sức mạnh tổng thể. Một số hội chợ chưa thu hút được các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nhiều hội chợ triển lãm mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực trưng bày, giới thiệu hoặc bán buôn, bán lẻ hàng hóa thuần túy mà chưa gây dựng được thương hiệu Việt cho người tiêu dùng. Bà Thoa cho biết sắp tới Bộ Công thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành công thương thực hiện nghiêm túc việc ưu tiên sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án công. |
(Theo TTO)
Các tin khác
YBĐT - Cuối năm 2008, huyện Văn Chấn (Yên Bái) quyết định xây dựng khu công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Một năm sau, khu công nghiệp Sơn Thịnh ra đời, tuy vẫn còn ngổn ngang và bộn bề nhưng đã có 3 doanh nghiệp vào đầu tư làm ăn với tổng số vốn gần 200 tỷ đồng.
Từ nay đến năm 2014, cung xi măng của nước ta sẽ tiếp tục cao hơn cầu. Tuy nhiên, lượng dư thừa này sẽ ở mức có thể chấp nhận, nếu có sự điều tiết ngay từ bây giờ.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiếu điện và các giải pháp khắc phục.
YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2010, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương triển khai trồng mới được trên 10.600 ha rừng các loại, (đạt gần 76% kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước). Các loại cây được trồng, chủ yếu là: keo, quế, bồ đề, mỡ, bạch đàn mô, tre, luồng và cây bản địa khác.