Lục Yên nỗ lực đưa hàng Việt về nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/8/2010 | 9:47:31 AM

YBĐT - "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là cuộc vận động do Bộ Chính trị phát động đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong cả nước triển khai một cách đồng bộ.

Tại Lục Yên trong thời gian qua, cuộc vận động đã và đang được cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng đặc biệt quan tâm và  triển khai. Tuy nhiên, để cuộc vận động trở nên  hiệu quả, vẫn đang là thách thức lớn, nhất là đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa.

Là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, nhưng bộ mặt nông thôn của Lục Yên giờ đây đã có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã từng bước ổn định. Các xã vốn khó khăn trong việc đi lại trước đây như: Tân Phượng, An Phú, Phan Thanh… thì nay đã trở nên tương đối thuận tiện, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng tăng. Nhiều mặt hàng nông lâm sản xuất ra được lưu thông tiêu thụ một cách dễ dàng. Ông Hoàng Đình Danh - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 huyện Lục Yên cho biết "Qua thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa những năm gần đây đã có sự khác biệt. Năm 2009, tổng mức lưu chuyển hàng hóa toàn huyện đạt trên 223 tỷ đồng, (tăng trên 260% so với 5 năm trước). Ngoài chợ Yên Thế là chợ đầu mối cung cấp đầy đủ các mặt hàng thì Lục Yên hiện có 13 chợ xã đã và đang hoạt động khá hiệu quả cùng với gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể đã tạo nên mạng lưới bán lẻ rộng khắp". 

 Để tiếp cận thị trường nông thôn, giúp người dân được sử dụng những hàng Việt đảm bảo chất lượng đối với các địa bàn vùng cao, huyện Lục Yên đã tăng cường công tác tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, trong đó có việc tổ chức các hội chợ; tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Song, do thực chất thị trường nông thôn hiện vẫn chưa được các doanh nghiệp cung ứng coi trọng nên việc đưa hàng Việt về nông thôn cũng còn gặp không ít khó khăn.

Chợ nông thôn vốn là nơi cung ứng những vật dụng thiết yếu nhất cho người dân trong đời sống hàng ngày từ cái kim, sợi chỉ, quần, áo hay những mặt hàng thực phẩm. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các tiểu thương đã nắm bắt được tâm lý mua sắm của người dân ở nông thôn thích mua được nhiều, giá rẻ nên không ít chủ hàng lợi dụng bầy bán những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng nhái gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng hay gây tác hại gián tiếp đến sức khỏe.

Những mặt hàng này chủ yếu là mỹ phẩm, đồ điện tử, điện dân dụng, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu khác có giá trị không lớn. Mặt khác, hệ thống phân phối bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong nước vẫn phải qua nhiều trung gian, khiến các mặt hàng đến tay người tiêu dùng có giá cao hơn lại chịu sự cạnh tranh rất lớn của hàng hoá nhập khẩu, nhất là các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất. Đặc biệt là các mặt hàng điện máy có lợi thế cạnh tranh hơn hàng sản xuất trong nước, vì chúng có giá trị sử dụng cao, mẫu mã đẹp lại phù hợp với túi tiền của người dân, nhưng đồng thời đây cũng là mối lo ngại của không ít người tiêu dùng ở nông thôn.

Sử dụng hàng Việt Nam là thể hiện lòng yêu nước, nhưng các mặt hàng muốn đến được tận tay người tiêu dùng, cần có sự chủ động phối hợp giữa các ngành chức năng với các doanh nghiệp để đưa hàng có chất lượng, giá cả phù hợp về với nông thôn. Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời cần định hướng giúp người dân cách phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, từng bước thay đổi suy nghĩ của người dân khi đi mua sắm các mặt hàng phục vụ sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Có như vậy, người dân nông thôn, đặc biệt là người dân ở những khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa mới được hưởng lợi từ những chính sách kích cầu kinh tế nội địa; thực sự là những "thượng đế" được đáp ứng và tiêu thụ hàng hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế của mình, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mai Thu

Các tin khác
Đồng chí Trần Thế Hùng - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên thăm mô hình chăn nuôi của gia đình anh Hoàng Đức Hưởng.

YBĐT - Hơn 2 năm tích cực triển khai chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, với tổng nguồn vốn hỗ trợ đạt trên 650 triệu đồng, Văn Yên (Yên Bái) đã xây dựng được 18 cơ sở trang trại chăn nuôi lợn thịt, 12 cơ sở trang trại chăn nuôi lợn nái và 3 cơ sở trang trại chăn nuôi gia cầm.

Đây là nhận định của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) về diễn biến giá thị trường trong tháng 8. Theo đó, thị trường tháng 8 sẽ không có nhiều biến động, cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục ổn định. Giá nhiều nguyên, vật liệu trên thị trường thế giới được dự báo dao động ở mức thấp sẽ là yếu tố quyết định để giữ bình ổn giá thị trường tháng 8.

Thông tư này áp dụng đối với đơn vị phân phối điện, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và Tập đoàn Điện lực Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2010 Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 32 quy định hệ thống phân phối điện.

Ảnh minh họa

Sau đợt đồng loạt tăng giá vào đầu năm 2010, từ trung tuần tháng 7 và đầu tháng 8, nhiều hãng sữa đã tiếp tục thông báo tăng giá bán của mặt hàng này. Nguyên nhân của các công ty đưa ra rất đơn giản và quen thuộc “tỷ giá và nguyên liệu đầu vào tăng cao”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục