Bước tiến mới từ quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa
- Cập nhật: Thứ năm, 19/8/2010 | 3:06:47 PM
YBĐT - Nhiệm kỳ 2005 - 2010, nhờ bám sát các nghị quyết chuyên đề, xây dựng chương trình hành động cụ thể, sát thực tiễn địa phương mà sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Yên Bình (Yên Bái) đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nổi bật là việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huy động nguồn lực phát triển nhanh kinh tế nông - lâm nghiệp…
Nông dân Yên Bình thu hái chè.
|
Dẫn chúng tôi đi thăm những cánh đồng lúa lai tại các xã vùng trọng điểm thâm canh lúa cao sản, trải dài một màu xanh mơn mởn của lúa đương thì con gái, báo hiệu thêm một mùa vàng bội thu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Bình, Phạm Thị Lai cho biết: “Làm nông nghiệp bây giờ không chỉ lo cho dân có đủ hạt thóc, hạt ngô để đảm bảo an ninh lương thực mà còn hướng tới sản xuất hàng hóa. Những năm qua, bám sát các nghị quyết của Đảng bộ, Phòng Nông nghiệp chỉ đạo nhân dân tăng diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi theo hướng tăng giá trị thu nhập và lợi nhuận trên đơn vị diện tích canh tác; chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất ngay từ đầu vụ, cũng như áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng cũng như phong tục tập quán địa phương”.
Được biết, Yên Bình đã quy hoạch 1.000 ha lúa phục vụ thâm canh cao sản; sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 500 ha tại 7 xã vùng trọng điểm, đã mang lại hiệu quả, năng suất đạt 60 tạ/ha; trên 1.000 ha ngô hàng hóa.
Với trên 2.000 ha lúa nước, để đảm bảo an ninh lương thực, huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cao năng suất, chất lượng lúa, trong đó việc lựa chọn cơ cấu giống sao cho vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tạo nên “cú hích” trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình sử dụng phân viên nén dúi sâu, mô hình ứng dụng máy gieo sạ được chỉ đạo thực hiện trên diện rộng, góp phần năng cao năng suất lúa, tiết kiệm chi phí, giúp nông dân chủ động về thời vụ...
Nếu như năm 2005, năng suất lúa đạt 91 tạ/ha thì đến nay, đã đạt 97 tạ/ha, đưa tổng sản lượng lương thực toàn huyện đạt trên 25.647 tấn. Bên cạnh vùng lúa, ngô hàng hoá, Huyện ủy Yên Bình chỉ đạo nhiều giải pháp chiến lược với các loại cây công nghiệp mà chủ lực là lạc, đậu tương, chè…
Trong đó, với diện tích 2.011 ha thì chè vẫn là cây chủ lực trong cơ cấu kinh tế địa phương. Để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng chè, góp phần nâng cao đời sống cho người làm chè, Huyện ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về tăng cường trồng cải tạo, thay thế chè già cỗi bằng giống mới. Gần 400 ha chè đã được trồng thay thế bằng giống mới LDP1, LDP2, đạt 130% chỉ tiêu Nghị quyết. Đến nay, diện tích chè kinh doanh của huyện ổn định với 1.860 ha, năng suất bình quân đạt 76 tạ/ha, đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nội ngành sản xuất đã có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi - trồng trọt. Từ chăn nuôi hàng hóa mỗi năm nông dân trong huyện cung cấp cho thị trường trên 800 tấn lợn thịt và gần 200 tấn gia cầm, đem về cho người chăn nuôi khoảng 6 tỷ đồng - một con số đầy ấn tượng!
Hôm nay, đến mỗi làng quê trên quê hương Yên Bình ta đều cảm nhận được cung cách làm ăn mới của nông dân trong huyện. Những đồi trọc xưa kia giờ đã được phủ kín bạt ngàn xanh của cây nguyên liệu; những nương chè tua tủa búp, những khu chăn nuôi khép kín, những ngôi nhà khang trang... Vui hơn cả là những con số luôn ở đà phát triển, tạo nên bức tranh với những gam màu sáng trong phát triển nông - lâm nghiệp. Thành quả ấy thể hiện sự sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự nỗ lực của nhân dân. Đó là tiền đề để nông nghiệp, nông thôn và nông dân huyện Yên Bình tiến thêm những bước mới.
Văn Thông
Các tin khác
YBĐT - Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX về củng cố kinh tế tập thể, phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có trồng rừng gắn với chế biến, những năm gần đây, diện tích rừng trồng ở Yên Bình không ngừng được mở rộng. Cùng với đó là sự ra đời và hoạt động của nhiều cơ sở chế biến gỗ rừng trồng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Hôm nay (19/8), hàng loạt các công ty kinh doanh gas chính tức tăng 4.000 đồng/bình 12kg. Nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD.
Giá vàng SJC trong nước lúc 10h sáng 19/8 tại thị trường Hà Nội niêm yết ở mức 28,7-28,77 triệu đồng/lượng và tại TP HCM là 28,7- 28,75 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).
YBĐT - Sau 5 năm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để đẩy mạnh phát triển CN – TTCN trên địa bàn, huyện Yên Bình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá