Chương trình xúc tiến thương mại trong nước:

Loại dự án bán lẻ không khả thi

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/8/2010 | 2:28:36 PM

Ngày 24-8, tọa đàm về hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Bộ Công Thương cho rằng, cần sàng lọc, loại dự án bán lẻ không khả thi.

Mua sắm tại siêu thị BigC Hà Nội.
Mua sắm tại siêu thị BigC Hà Nội.

Bà Hoàng Thị Tuyết Hoa - Phó Vụ trưởng Kế hoạch cho biết, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cấp phép thí điểm cho 16 điểm bán lẻ của doanh nghiệp FDI. Từ đó đến nay, đã cấp phép bổ sung 9 điểm bán lẻ (Metro: 4; BigC: 3; Lotte: 1; PCSC: 1) nâng tổng số điểm bán lẻ của doanh nghiệp FDI trên toàn quốc lên 25 điểm.

Cũng theo bà Hoa, tính đến hết năm 2009, số lượng siêu thị đã hoạt động trong cả nước là 445 siêu thị (trong đó các doanh nghiệp trong nước mở mới 60 siêu thị; các doanh nghiệp FDI mở mới 2 siêu thị). Dù doanh nghiệp FDI chiếm thị phần chưa lớn, song quy mô các cơ sở bán lẻ rất lớn, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng.

“Điều đáng nói là các thương nhân nước ngoài lên tận các vùng nguyên liệu cà phê, chè, tiêu... để thu mua, gây ra tình trạng tranh mua tranh bán, không tốt cho thị trường nội địa” - Bà Hoa nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh cho biết, thực tế cấp phép hiện nay cho thấy, cơ quan quản lý đầu tư địa phương (Sở KH-ĐT) là đơn vị đóng vai trò đầu mối trong việc tiếp nhận hồ sơ, thụ lý và cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý chuyên ngành lại là Sở Công Thương. Nhưng lâu nay, do sự phối hợp kém nên việc thẩm định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam lỏng lẻo. Theo ông Vĩnh, bán lẻ là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên các cơ quan cần phối hợp để xem xét các điều kiện đối với các dự án, nhằm loại bỏ dự án không khả thi.

(Theo TPO)

Các tin khác

Vào lúc 9 giờ sáng 25-8 giá vàng quay đầu tăng 200.000 đồng/lượng. Nguyên nhân được giới kinh doanh nhận định là do ảnh hưởng bởi giá vàng trên thị trường thế giới tăng đã đã đẩy giá vàng trong nước đổi chiều tăng mạnh.

Nhiều diện tích ruộng một vụ ở Trạm Tấu chuyển sang thâm canh 2 vụ/năm.Ảnh: Thu hoạch lúa ở xã Trạm Tấu. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Trạm Tấu có diện tích đất tự nhiên trên 74.000 ha nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm 6%. Để đảm bảo an ninh lương thực, trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ và chính quyền huyện Trạm Tấu đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác thế mạnh đất đồi rừng với mục tiêu nâng cao năng suất cây trồng, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Hiện nay trên địa bàn thị xã đã có 957 cơ sở kinh doanh dịch vụ với 1540 thương nhân tham gia kinh doanh, tổng mức lưu chuyển hàng hoá 8 tháng đầu năm đạt trên 501 tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch, cả năm ước đạt 800 tỷ, bằng 120% so với cùng kỳ và tăng 2,5 lần so với năm 2005.

Ảnh minh họa

Theo dự báo của Cục Quản lý giá, phát đi ngày 24.8, sang tháng 9 thị trường sẽ có nhiều biến động phức tạp, tác động bất lợi lên chỉ số giá tiêu dùng khi nhiều mặt hàng chịu áp lực tăng giá như: các mặt hàng phôi thép, phân bón, nguyên liệu sản xuất thuốc trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục