Đổi mới công tác quản lý tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/8/2010 | 8:45:10 AM

YBĐT - Trong những năm qua, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước luôn đổi mới để phù hợp và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Đối với các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp cũng chuyển động và đi lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Giai đoạn 2007-2010 là một bước đột phá trong quá trình áp dụng rộng rãi cơ chế quản lý tài chính mới, thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Tài chính đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa trong việc tổ chức thực hiện chế độ tự chủ triển khai tại địa phương. Cụ thể: tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 483/QĐ-UBND ngày 11/12/2006 về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007; phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành Quyết định 960/2007/QĐ-UBND ngày 9/7/2007 ban hành quy định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập của tỉnh.

Để triển khai thực hiện có kết quả chế độ tự chủ, ngay từ đầu năm 2007, Sở Tài chính đã phối hợp với Học viện Tài chính mở lớp tập huấn về thực hiện chế độ tự chủ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khối tỉnh và các phòng tài chính, các phòng ban liên quan cấp huyện, đồng thời hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở thực hiện chi tiêu tài chính tại đơn vị. Tính đến tháng 10 năm 2008, đã tổ chức rà soát tham mưu với UBND tỉnh phương án giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP đối với 343 đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ trên phạm vi toàn tỉnh và tổng số 141/145 cơ quan hành chính nhà nước của toàn tỉnh đã thực hiện giao quyền tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP.

Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh tính đến thời điểm hiện nay là 128 đơn vị được ngân sách bố trí kinh phí hàng năm với con số trên 1 ngàn tỷ đồng, năm sau cao hơn năm trước cả về tỷ trọng và cơ cấu, đáp ứng nhiệm vụ chi của các cấp, các ngành; hàng năm dự toán giao tăng từ 15% đến 20%. Để công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong cơ chế mới hiện nay mang lại hiệu quả thiết thực, yêu cầu tuân thủ chặt chẽ các bước của quy định tài chính, trước hết việc xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm phải đảm bảo khoa học và có tính thực tiễn. Do vậy, việc hướng dẫn công tác lập dự toán của ngành tài chính cần dựa trên cơ sở kết quả của năm trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và khả năng dự báo tỷ lệ lạm phát dự kiến. Việc giao dự toán thu từ hoạt động thu phí, lệ phí của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh, dịch vụ mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng tỷ đồng.

Năm 2010 dự kiến thu nộp ngân sách từ lĩnh vực này khoảng trên 2 tỷ đồng, ngoài ra bổ sung thêm nguồn kinh phí hoạt động và tăng thêm thu nhập cho người lao động trong đơn vị. Trong những năm qua, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư từ NSNN cho các lĩnh vực văn hóa xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thể thao - du lịch và dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 (kể cả chi thường xuyên và chi chương trình mục tiêu quốc gia) được bố trí tăng mỗi năm bình quân trên 30%. Riêng năm 2010, dự toán được bố trí 1.856,6 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.

Với cơ chế mới hiện nay, công cụ hữu ích để các cơ quan, đơn vị thực hiện và quản lý, đó là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý nguồn thu, chi tài chính tại đơn vị. Đánh giá công tác thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi toàn tỉnh giai đoạn 2008-2010, đến nay trong tổng số 709 đơn vị sự nghiệp công lập đã có 707 đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính, trong đó khối tỉnh 73 đơn vị, đạt 100%; khối huyện 634 đơn vị, bằng 99,7%; còn 2 đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ, do chưa đủ điều kiện để giao quyền tự chủ. Kết quả phân loại sự nghiệp đến hết năm 2010, trong tổng số 707 đơn vị sự nghiệp, đơn vị tự đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động là 4, đơn vị đảm bảo một phần chi phí hoạt động còn lại là 703.

Bên cạnh đó, việc thẩm tra xét duyệt quyết toán tài chính của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã có nhiều đổi mới, thực hiện phân cấp quản lý tài chính về các ngành và các cấp ngân sách, vừa mang tính công khai, dân chủ cũng là để các cấp, các ngành phát huy tính tích cực, chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp mình, ngành mình. Do tác động tích cực của cơ chế tự chủ nên việc quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ hơn so với giai đoạn trước.

Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, công chức viên chức nâng cao được nhận thức và phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí tại cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, cơ chế mới này có tác dụng tích cực đến các đơn vị tiết kiệm chi để bổ sung hoạt động sự nghiệp, đầu tư thêm trang thiết bị và tăng thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công chức viên chức. Tính đến hết năm 2009, tổng kinh phí tiết kiệm được và chênh lệch thu lớn hơn chi trong đơn vị sự nghiệp công lập đạt khoảng 26,2 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2008. Trong đó, trích lập các quỹ 8,7 tỷ đồng; chi tăng thu nhập 17,5 tỷ đồng (mức thu nhập bình quân tăng thêm 2009 đạt 165.000 đồng/người/tháng).

Kết quả tuy còn khiêm tốn nhưng đó là sự khẳng định tích cực của cơ chế quản lý tài chính của ngành tài chính trong giai đoạn mới hiện nay. Để bước vào hội nhập sâu hơn trong cơ chế thị trường toàn cầu, công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý tài chính của tỉnh Yên Bái nói riêng luôn luôn phải điều chỉnh và khắc phục để thực hiện ngày càng tốt nhiệm vụ phân phối, kiểm tra và giám sát đồng vốn NSNN mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

N.T.H

 

 

Các tin khác
Đồng chí Bùi Văn Đinh - Giám đốc Kho bạc nhà nước Yên Bái trao đổi nghiệp vụ với cán bộ Phòng Kế toán.

YBĐT - Là một đơn vị trong hệ thống kho bạc Nhà nước (KBNN), 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài chính cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN, cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Yên Bái đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ông Steven R.Okun

Đó là kết quả đưa ra trong Báo cáo thường niên về Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Mỹ tại các nước ASEAN do Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Singapore công bố hôm 26.8.

Đã có gần 250 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống giao thông của huyện Trạm Tấu trong 5 năm qua.

YBĐT - Trong 5 năm qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã mở mới được 340 km đường liên thôn bản, cải tạo nâng cấp 61 km đường ô tô đến các xã. Có đường, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhanh chóng vào cuộc sống, góp phần quan trọng xóa đói nghèo ở địa phương đặc biệt khó khăn của cả nước.

Theo số liệu tổng hợp từ Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 8 tăng 0,6% so với cùng kỳ tháng trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục