Ngành thuế Yên Bái vững bước đi lên trong sự nghiệp đổi mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2010 | 7:49:19 AM

YBĐT - Có được đội ngũ CBCC vững vàng và tinh thông nghiệp vụ, ngành thuế Yên Bái đã không ngừng cải tiến các biện pháp quản lý hành thu, nhằm đưa chính sách thuế đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, tạo đà cho SXKD phát triển, tăng tích luỹ và đóng góp cho ngân sách quốc gia thêm giàu mạnh.

Thực hiện nghĩa vụ thuế để xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh: Cán bộ Chi cục Thuế Văn Yên kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn bán hàng của hộ kinh  doanh tại chợ thị trấn Mậu A.
Thực hiện nghĩa vụ thuế để xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Cán bộ Chi cục Thuế Văn Yên kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn bán hàng của hộ kinh doanh tại chợ thị trấn Mậu A.

Ngày 10/9/1945, chỉ 1 tuần sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ đã ký Sắc lệnh thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính), tổ chức đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Sở Thuế quan và Thuế gián thu (sau đổi thành Nha Thuế quan và Thuế gián thu) có nhiệm vụ xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thu các loại thuế xuất nhập cảng, các thứ thuế gián thu như: rượu, muối, thuốc lá điếu... Kỷ niệm ngày khai sinh ra ngành thuế, ngày 6/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 10/9 hàng năm là “Ngày truyền thống của ngành thuế Việt Nam”.

Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác thuế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, đóng vai trò to lớn trong công tác quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Thời kỳ đầu chưa có chính sách thuế chính thức, dưới chính quyền cách mạng non trẻ và trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, công tác thuế đã bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của cách mạng, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường thì ngoài nhiệm vụ thu, chính sách thuế còn mang tính chất điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Trong từng thời kỳ phát triển, công tác thuế luôn được đổi mới cho phù hợp với tình hình chung của cách mạng. Dấu ấn quan trọng nhất của ngành thuế là ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 218-HĐBT về việc thành lập ngành thuế Nhà nước. Tổng cục Thuế Nhà nước ra đời, trên cơ sở hợp nhất 3 bộ phận thu thuế (thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp, thu quốc doanh) thành một hệ thống thống nhất trong cả nước từ trung ương đến quận, huyện; thực hiện nguyên tắc quản lý song trùng của ngành dọc và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Đây là sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức, kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất.

Cũng từ đây, Cục Thuế tỉnh Hoàng Liên Sơn ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/1990. Đến năm 1991, Cục Thuế Hoàng Liên Sơn được chia tách thành Cục Thuế Lao Cai và Cục Thuế Yên Bái cùng với sự chia tách tỉnh. Từ đó tới nay, ngành thuế Yên Bái đã hoàn thành xuất sắc vai trò nòng cốt trong công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn.

20 năm qua, kể từ khi hệ thống thuế hoạt động theo một hệ thống thống nhất, cùng với việc cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá ngành thuế, Cục Thuế Yên Bái đã có bước chuyển đáng kể trong việc tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền triển khai nghiệp vụ quản lý thu thuế phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Trong giai đoạn cải cách thuế bước I (1990-1998), ngành thuế đã tiến hành thống nhất bộ máy quản lý thu thuế. Rất nhiều qui trình quản lý hành thu được cải tiến, sửa đổi theo hướng giảm thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế (NNT) yên tâm sản xuất kinh doanh (SXKD), đã được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, động viên được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành làm cho công tác thuế trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, thực sự là công cụ đắc lực điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động SXKD.

Từ năm 1999, ngành thuế bước vào công cuộc cải cách thuế bước 2, với nội dung chủ yếu là cải cách các luật thuế và cải cách hành chính thuế, nhằm tăng thu cho NSNN và tăng cường hiệu quả của công tác quản lý hành thu. Việc thực hiện các luật thuế mới và Luật Quản lý thuế (năm 2007) cũng đồng nghĩa với việc triển khai qui trình thu thuế mới, văn minh, hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Từ chỗ quản lý thuế theo hình thức chuyên quản khép kín chuyển sang quản lý thuế theo chức năng; đề cao vai trò của người nộp thuế (NNT) theo cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về số liệu kê khai. Đồng thời, chuyển đổi nhận thức của cán bộ thuế từ cơ chế quản lý mệnh lệnh hành chính sang phục vụ NNT.

Lãnh đạo Công an tỉnh và Cục thuế tỉnh ký kết quy chế phối hợp chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế.

Nỗ lực cải cách hành chính thuế thông qua cơ chế giao dịch “một cửa” và “một cửa liên thông” ở cơ quan thuế các cấp đã tạo sự đồng thuận giữa cơ quan thuế và NNT đích cuối là tăng thu cho NSNN. Ngành thuế cũng đã nỗ lực tập trung nhiều giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt Luật Quản lý thuế như bố trí, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, qui định lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, các đội thuế theo hướng chuyên môn hóa. Đồng thời, triển khai kết nối mạng thông tin giữa các chi cục thuế và Cục Thuế tỉnh, đảm bảo việc truyền dữ liệu và phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại.
20 năm qua, ngành thuế Yên Bái đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại công chức.

Từ chỗ chỉ có hơn 300 người, trong đó trên 50% chưa qua đào tạo, đến nay, đã có gần 500 cán bộ công chức (CBCC), với 96% có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó 35,5% có trình độ đại học. Hàng trăm CBCC được đào tạo chương trình tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước, trung, cao cấp và cử nhân chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp, hội nhập quốc tế,... Có được đội ngũ CBCC vững vàng và tinh thông nghiệp vụ, ngành đã không ngừng cải tiến các biện pháp quản lý hành thu, nhằm đưa chính sách thuế đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, tạo đà cho SXKD phát triển, tăng tích luỹ và đóng góp cho ngân sách quốc gia thêm giàu mạnh.

Thành tích thu nộp thuế đã và đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó đã giúp ngành hoàn thành được mục tiêu tăng thu cho NSNN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa số thu năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1991, số thu mới đạt 24 tỷ đồng thì năm 2009 là 509 tỷ, dự kiến năm 2010, sẽ tăng lên 650 tỷ và quản lý thuế đối với hơn 10.000 doanh nghiệp và hộ SXKD; hơn 10 vạn hộ nộp thuế nhà đất; gần 400 đơn vị thu phí, lệ phí.

 Mỗi bước phát triển của ngành thuế đều nhận đuợc sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng trong toàn ngành. Đây là tiền đề quan trọng để mỗi công chức thuế nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành tích ấy đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng phần thưởng cao quí: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, 14 Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba cho tập thể và cá nhân cùng nhiều bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính phủ và của các cấp, các ngành trao tặng.

Tiếp tục đào tạo đội ngũ công chức thuế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, có trình độ chuyên môn và tin học cao, có lối ứng xử văn hoá, tâm huyết, tận tuỵ với nghề; đồng thời, triển khai các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, ngành thuế Yên Bái phấn đấu đến năm 2015 thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội điạ phương.

Nguyễn Văn Chung - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái 

Các tin khác
Công nhân Lâm trường Thác Bà đóng bầu ươm cây giống chuẩn bị cho trồng rừng. (Ảnh: Trường Phong)

YBĐT - Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng và phát triển vốn rừng nhưng do làm tốt các khâu chuẩn bị, chỉ đạo kịp thời cùng những cơ chế, chính sách phù hợp, sự nỗ lực của doanh nghiệp và bà con nông dân, đến hết tháng 8 /2010, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng 14 ngàn ha rừng.

Thị trường vàng thế giới giảm nhẹ vào sáng 9.9, khiến giá vàng trong nước cũng theo đà đi xuống sau khi lập kỷ lục mới vào hôm trước đó 8.9.

Lãnh đạo xã Mai Sơn kiểm tra các hộ kinh doanh khu vực chợ Mai Sơn.

YBĐT - Trong khi nhiều xã ở huyện Lục Yên (Yên Bái) còn đang gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, có những xã 7 tháng đầu năm chỉ đạt 30 đến 40% chỉ tiêu, kế hoạch, thì Mai Sơn - một xã có nền kinh tế hàng hóa chưa thực sự phát triển lại có số thu khá và hoàn thành một số chỉ tiêu, kế hoạch ngay trong 7 tháng đầu năm.

Phụ nữ xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ ) kiểm tra chất lượng ngô chuẩn bị thu hoạch.

YBĐT - Theo chủ trương của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), phấn đấu 5 năm tới có tối thiểu 60% diện tích sản xuất lúa thuần chất lượng cao, tạo thương hiệu sản phẩm gạo Nghĩa Lộ, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất lúa giống, vùng chuyên canh rau sạch, vùng trồng hoa chất lượng cao, đặc biệt là thực hiện tốt Chương trình “Dồn điền, đổi thửa” (DĐĐT) đạt tối thiểu 20% diện tích đất 2 vụ lúa với bước đi thích hợp, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục