Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/9/2010 | 8:05:46 AM

Chiều 12-9, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có quyết định sơ bộ kết quả đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn từ 1-8-2008 đến 31-7-2009, nhiều doanh nghiệp bị tăng thuế rất cao.

Theo quy định, DOC xem xét hành chính từng năm và xem xét từng doanh nghiệp để có thể tăng hay giảm mức thuế chống bán phá giá. Trong đợt xem xét lần trước, Việt Nam có thêm 2 doanh nghiệp là Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) và Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam (South Vina) được DOC quyết định không bán phá giá sang thị trường Mỹ (mức thuế 0%), 3 doanh nghiệp khác cũng có mức thuế rất thấp (chỉ 0,52%)... đã tạo điều kiện thuận lợi để cá tra Việt Nam xâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, đợt xem xét sơ bộ lần này lại trái ngược, nhiều doanh nghiệp bị áp mức thuế phải đóng đến 4,22 USD/kg phi lê đông lạnh là rất cao, trong khi thực tế giá bán ở thị trường Mỹ thấp hơn giá chịu thuế.

Như vậy, các doanh nghiệp lỗ nặng và tình hình xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ rất khó khăn.

PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP, cho rằng: “Mức thuế chống bán phá giá trên là không hợp lý, bởi lần này DOC chọn Philippines - một nước nuôi cá rất ít, chi phí giá thành cao để so sánh với Việt Nam. Trong khi nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL phát triển mạnh, được đầu tư lớn từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu… từ đó giảm chi phí giá thành so với những nước khác”.

Trước tình hình trên, VASEP đang phối hợp cùng các bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp, yêu cầu DOC xem xét lại mức thuế chống bán phá giá cá tra quá cao tránh ảnh hưởng quan hệ thương mại hai nước.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trước ý kiến cho rằng, Thông tư số 122/2010/TT-BTC về sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Giá nếu thực hiện sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới định hướng thị trường mà Việt Nam đang theo đuổi.

YBĐT – Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và chương trình khí sinh học tỉnh Yên Bái (QSEAP) tổ chức lễ khởi công và phát động chương trình trồng và cải tạo chè năm 2010.

Đầu tư chăn nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro do dịch bệnh ngày càng nhiều.

YBĐT - Có một nghịch lý đã tồn tại nhiều năm nay Việt Nam là đất nước sản xuất nông nghiệp vậy mà thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn bị bỏ ngỏ, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn rất khó khăn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Vậy đâu là nguyên nhân? Ở đây chỉ xin đề cập đến một trong những đối tượng nông nghiệp cần được bảo hiểm, đó là bảo hiểm vật nuôi.

Sản xuất thép cuộn tại Nhà máy thép Tân Thuận ở phường Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM (ảnh tư liệu Tuổi Trẻ).

Các doanh nghiệp sản xuất thép phía Nam lại đồng loạt điều chỉnh giá thép tăng thêm 200.000-300.000 đồng/tấn áp dụng cho các đơn hàng giao tại nhà máy vào trung tuần tháng 9-2010 sau khi đã tăng ít nhất năm lần vào tháng trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục